Thẩm định tín dụng là gì? Quy trình thẩm định tín dụng như thế nào?
Thẩm định tín dụng ngân hàng là việc xác nhận để hoàn tất các thủ tục trong hồ sơ của khách hàng xem có đủ điều kiện để vay vốn hay không. Bài viết hôm nay, Tài Chính 24H sẽ phân tích rõ hơn về khái niệm này cùng những thông tin liên quan đến thẩm định tín dụng để bạn có thể biết thêm nhiều thông tin hơn nhé!
Thẩm định tín dụng là gì?
Thẩm định tín dụng là quy trình kiểm tra xem đối tượng khách hàng cần vay vốn có đủ điều kiện trả nợ hay không. Cũng như thẩm định các dự án xem độ rủi ro và tin cậy bao nhiêu. Từ đó đưa ra quyết định cuối cùng sau khi đã phân tích, tìm hiểu.
Xem thêm:
- Những kiến thức cần thiết về thị trường tiền tệ mà bạn cần biết
- Thống kê mô tả là gì? Đặc điểm ra sao?
Các loại thẩm định tín dụng
Hiện nay, có tổng cộng 4 loại thẩm định tín dụng, gồm:
- Thẩm định tín dụng dài hạn.
- Thẩm định tín dụng ngắn hạn.
- Thẩm định tài sản đảm bảo.
- Thẩm định tài sản rủi ro.
Tìm hiểu thẩm định tín dụng là gì?
Mục đích của thẩm định tín dụng
Mục đích của việc thẩm định tín dụng là đánh giá, xác minh xem khách hàng có đủ khả năng trả nợ hay không. Giúp giảm thiểu các rủi ro thấp nhất cho việc vay vốn ngân hàng.
Tầm quan trọng của việc thẩm định tín dụng có thể đề cập đến như:
- Giúp đánh giá sự tin cậy, uy tín của dự án, phương án kinh doanh mà khách hàng đã gửi cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Có thể phân tích về độ rủi ro của dự án trước khi đồng ý cho vay.
- Bộ phận tín dụng và lãnh đạo ngân hàng sau khi thẩm định cũng có thể yên tâm hơn khi đồng ý cho khách hàng vay vốn.
Quy trình thẩm định tín dụng
Quy trình thẩm định tín dụng là 1 bảng mô tả tóm tắt các bước thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng vay vốn cho đến lúc đồng ý giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Tại bộ phận kinh doanh
- Nhân viên ngân hàng thu thập thông tin hồ sơ khách hàng và hoàn tất báo cáo để xuất tín dụng.
- Hồ sơ sẽ được trình lên và ký cấp kiểm soát phòng TP/PP kinh doanh.
Bước 2: Tại bộ phận thẩm định
- Chuyên viên tại bộ phận thẩm định sẽ đánh giá chi tiết về hồ sơ khách hàng. Từ đó ra quyết định có cho vay hay từ chối cho vay khoản vay của khách hàng.
Bước 3: Tại phòng của cấp phê duyệt
- Dựa vào bảng báo cáo thẩm định tín dụng khách hàng. Giám đốc/Phó Giám đốc tại ngân hàng đó sẽ đưa ra quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ.
Bước 4: Tại bộ phận hỗ trợ tín dụng
- Nếu hồ sơ khách hàng được đồng ý phê duyệt. Nhân viên hỗ trợ tín dụng sẽ tiến hành soạn hồ sơ.
- Khách hàng ký tên và giải ngân.
- Nhân viên hỗ trợ sẽ chăm sóc khách hàng sau giải ngân và nhắc nợ – thu hồi nợ.
Quy trình thẩm định tín dụng
Có thể bạn quan tâm: Thu nhập ròng là gì? Cách tính như thế nào?
Phương pháp 5C của thẩm định tín dụng
Phương pháp 5C thường được áp dụng trong việc thẩm định tín dụng giúp việc xử lý, kiểm tra thông tin hồ sơ trở nên nhanh chóng và tối ưu, chính xác hơn. Quy tắc 5C gồm có:
Character – Uy tín, đạo đức khách hàng
Nhiều ngân hàng khi cho vay vốn sẽ đánh giá về sự hợp tác, thái độ của khách hàng trong suốt quá trình giao dịch. Ngoài ra, về trình độ học vấn, phẩm chất của khách hàng cũng là 1 yếu tố đáng để nhắc đến khi làm việc lâu dài.
Capacity – Năng lực
Quy tắc Capacity giúp ngân hàng đánh giá được khách hàng của mình sẽ trả nợ bằng cách nào. Thông qua các bảng báo cáo hoạt động kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp trong 1 khoảng thời gian. Xem xét cách thức hoạt động, doanh thu phát triển của doanh nghiệp có khả năng chi trả khoản vay không.
Capital – Vốn
Nếu khách hàng vay vốn có số vốn chủ sở hữu lớn sẽ giúp tăng mức độ tin cậy của ngân hàng.
Collateral – Tài sản đảm bảo
Collateral là tài sản đảm bảo, nghĩa là khi vay vốn khách hàng có thể dùng tài sản này để thế chấp với phía ngân hàng. Trường hợp không có khả năng chi trả, ngân hàng sẽ xử lý phần tài sản này của khách hàng để trả nợ theo giá trị khoản vay.
Conditions – Môi trường
Conditions là yếu tố mà ngân hàng sẽ phân tích các tác động bên trong và bên ngoài như nền kinh tế tác động đến tình hình kinh doanh, sản xuất. Đặc biệt là các doanh nghiệp, công ty nếu vẫn hoạt động ổn định sẽ được ưu tiên vay vốn.
Các kỹ năng mà 1 chuyên viên thẩm định tín dụng cần có
Để làm một chuyên viên thẩm định tín dụng không phải là điều đơn giản. Các nhân viên trong bộ phận thẩm định tín dụng của các ngân hàng đều phải học qua các kiến thức cơ bản để nâng cao kiến thức, hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất. Cụ thể các kỹ năng cần có của một chuyên viên thẩm định tín dụng là:
- Có sự hiểu biết về ngành nghề, chuyên môn nghiệp vụ.
- Phân tích và đánh giá được khả năng vay vốn, trả nợ đối với khách hàng khi vay vốn.
- Có kiến thức về các quy định của pháp luật để xử lý nhanh các loại hồ sơ, giấy tờ nếu có vấn đề xảy ra.
- Nhạy bén, thông minh, có cái nhìn tinh tế về khả năng nhận định thị trường tài chính.
Đó là những kỹ năng cơ bản mà những chuyên viên thẩm định tín dụng nên có và cần có để đáp ứng cho công việc của mình. Ngoài ra thì còn rất nhiều những kỹ năng khác với các thế mạnh khác nhau của từng đối tượng. Mỗi bạn thường sẽ có mỗi góc nhìn, phân tích, định hướng khác nhau trong khâu suy nghĩ, logic mang đến những hiệu quả tối ưu trong công việc.
Tổng kết
Như vậy, bài viết trên Tài Chính 24H đã gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất về khái niệm thẩm định tín dụng, cũng như các quy trình thẩm định, phương pháp 5C trong quy trình thẩm định tín dụng,vv… Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích và kịp thời dành cho những bạn quan tâm đến lĩnh vực tài chính.
source https://taichinh24h.com.vn/tham-dinh-tin-dung/
Nhận xét
Đăng nhận xét