SWOT là gì? Hướng dẫn phân tích SWOT dành cho người mới A – Z

Mô hình phân tích SWOT do Albert Humphrey phát triển vào những năm 1960 – 1970. Đây chính là kết quả của một dự án nghiên cứu do trường đại học Stanford, Mỹ thực hiện. Vậy SWOT là gì?

Nếu như bạn là người mới tìm hiểu về SWOT thì đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng Anh đó là: Strengths ( có nghĩa là thế mạnh), Weakness ( có nghĩa là điểm yếu), Opportunities (có nghĩa là cơ hội) và Threats (có nghĩa là thách thức).

SWOT là viết tắt của 4 từ Strengths), Weakness, Opportunities và Threats
SWOT là viết tắt của 4 từ Strengths), Weakness, Opportunities và Threats

Khi 4 thành tố trên hợp lại với nhau sẽ tạo thành mô hình ma trận SWOT. Mô hình phân tích này hiện được ứng dụng phổ biến trong phân tích doanh nghiệp nhằm mục đích là tìm ra hướng đi đúng đắn, đồng thời hình thành cơ sở phát triển vững chắc.

Xem thêm:

  • Tagline là gì? Cách xây dựng Tagline “ấn tượng” như thế nào?
  • Mục tiêu SMART (SMART Goals) là gì? Nội dung của mục tiêu SMART

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT được coi là một trong 5 bước tạo thành chiến lược sản xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp, bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, thực hiện phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và lên kế hoạch chiến lược, xác định ra cơ chế kiểm soát chiến lược.

Mô hình SWOT được áp dụng trong lĩnh vực nào?

SWOT giúp cá nhân hay các tổ chức định hình, nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và những thách thức
SWOT giúp cá nhân hay các tổ chức định hình, nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và những thách thức

SWOT là công cụ được sử dụng để giúp cá nhân hay các tổ chức định hình, nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và những thách thức trong sự cạnh tranh trên thương trường. Dưới đây là một số trường hợp cần ứng dụng phân tích mô hình SWOT đó là:

  • Lập kế hoạch chiến lược
  • Brainstorm ý tưởng
  • Đưa ra quyết định đúng đắn trong từng thời điểm
  • Phát triển các thế mạnh của đơn vị
  • Loại bỏ hoặc hạn chế tối đa các điểm yếu
  • Giải quyết vấn đề cá nhân có thể ảnh hưởng xấu đến tập thể như vấn đề nhân viên, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính …

Có thể bạn quan tâm:

Các thành tố cơ bản trong mô hình SWOT

Các thành tố cơ bản quan trọng nhất trong mô hình SWOT mà bạn cần phải tìm hiểu khi phân tích đó là:

Strength – Thế mạnh

Strengths trong SWOT được hiểu theo cách đơn giản nhất chính là điểm mạnh của riêng doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ, mô hình dự án mà doanh nghiệp của bạn đang áp dụng,… Nó cũng giống như lợi thế vượt trội, chất riêng bạn đang sở hữu mà đối thủ không có được.

Weakness – Điểm yếu

Weaknesses thường gồm những yếu điểm hay nhược điểm mà bạn chưa thực hiện tốt. Trong trường hợp nếu như bạn cảm thấy khó khăn trong việc tìm điểm yếu của doanh nghiệp thì hãy xem xét kỹ các khía cạnh như nguồn lực con người hoặc tài nguyên vật chất,… Khi không mạnh ở khoản nào thì đó chính là điểm yếu mà doanh nghiệp cần khắc phục.

Mô hình SWOT được áp dụng trong các doanh nghiệp
Mô hình SWOT được áp dụng trong các doanh nghiệp

Opportunity – Cơ hội

Cơ hội được hiểu là các tác động từ bên ngoài mang đến thuận lợi cho công việc mà bạn đang theo đuổi. Trong kinh doanh, có hội có thể đến từ một số sự thay đổi, ví dụ như:

  • Thị trường tăng trưởng nhanh thì thường kéo theo nhu cầu về nhiều mặt hàng dịch vụ cũng tăng.
  • Đối thủ cạnh tranh bị rơi vào tình thế bất lợi
  • Khi xu hướng công nghệ mới được ra mắt
  • Sự dịch chuyển của xu hướng nào đó ở trên toàn cầu
  • Các chính sách luật có những sự điều chỉnh tích cực

Giải pháp tốt nhất là bạn cần phải nhìn vào thế mạnh và tự hỏi những thế mạnh này có thể mở ra bất cứ cơ hội nào cho doanh nghiệp của mình không. Ngoài ra, bạn cũng xem xét những điểm yếu và tự hỏi sau khi khắc phục và hạn chế các điểm này, bạn có thể tạo ra cơ hội tốt nào không?

Threat – Rủi ro

Song hành với cơ hội luôn là những thách thức tiềm tàng, chúng luôn sẽ có mặt trên bước đường đi đến thành công của bạn. Xác định đúng nguy cơ gặp phải giúp bạn sẽ không bị lúng túng trước sức thay đổi theo hướng tiêu cực. Khi đã tìm ra thách thức có thể gặp phải thì việc trước tiên bạn cần làm là xây dựng kế hoạch đối phó giải quyết.

Ma trận SWOT là gì?

Ma trận SWOT đóng vai như một phác thảo định hình chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Nếu là điểm mạnh thì cần phát huy, còn với những điểm yếu thì nên tìm cách khắc phục.

Tìm hiểu về ma trận phân tích SWOT
Tìm hiểu về ma trận phân tích SWOT

Nhờ vào sơ sơ ma trận này, người xem có thể mường tượng ra thách thức cần đối mặt khi thực thi chiến dịch. Đồng thời, giúp tạo nền tảng vững chắc nhằm chuẩn bị tiềm lực để nắm bắt tốt cơ hội.

Nhà phân tích khi đó có thể dễ dàng theo dõi đối chiếu những yếu tố như cơ hội, thách thức, cơ hội và rủi ro để phục vụ cho việc xây dựng định hướng xây dựng doanh nghiệp hoặc là phát triển một chiến lược bất kỳ.

Nguồn gốc hình thành ma trận SWOT

Trong khi đang thực hiện dự án nghiên cứu tại Đại học Stanford, khoảng những năm 1960-1970, Albert Humphrey đã phát triển mô hình phân tích SWOT để đánh giá kế hoạch chiến lược. Đồng thời công cụ này còn nhận thấy lý do tại sao những kế hoạch của các doanh nghiệp lại gặp thất bại.

Trong khi phần lớn đồng ý SOFT là tiền thân của mô hình phân tích SWOT. Tuy nhiên cũng một số tin rằng khái niệm SWOT được phát triển riêng lẻ mà hoàn toàn không liên quan đến SOFT.

Nguồn gốc hình thành ma trận phân tích SWOT
Nguồn gốc hình thành ma trận phân tích SWOT

Đến năm 1973, SWOT đã chính thức sử dụng tại J W French Ltd và được thực sự phát triển từ đây. Đầu năm 2004, SWOT đã được hoàn thiện và cho thấy khả năng thành công trong việc đưa ra cũng như thống nhất các mục tiêu của một tổ chức mà không cần phụ thuộc vào tư vấn hay những nguồn lực tốn kém khác.

Tại sao phải phân tích SWOT ma trận?

Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để hình thành chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích ma trận hay mô hình SWOT được ứng dụng trong mọi ngành nghề kinh doanh hay một dự án nào đó giúp mọi người hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và các thách thức sắp phải đối mặt.

Nhờ việc phân tích SWOT ma trận doanh nghiệp có thể lên kế hoạch phát triển toàn diện, hạn chế các rủi ro, khắc phục được những điểm yếu để tăng khả năng thành công trong tương lai.

Cách phân tích & xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả trong marketing

Cách phân tích và xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả trong marketing
Cách phân tích và xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả trong marketing

Khi phân tích và xây dựng chiến lược SWOT hiệu quả trong marketing, bạn cần phải thực hiện theo 5 bước như sau:

Tạo lập ma trận SWOT

Để việc phân tích đánh giá hiệu quả nhất, bạn cần phải trình bày theo dạng liệt kê từng yếu tố. Khi đã liệt kê đầy đủ được các yếu tố thì việc tiếp theo cần làm là tạo lập chiến lược dựa vào các yếu tố đã xác định trước đó .

Để đảm bảo chiến lược phát triển diễn ra một cách hiệu quả, bạn hãy thực hiện các tiêu chí sau:

  • Ưu tiên phát triển được những thế mạnh sẵn có của doanh nghiệp.
  • Những điểm yếu cần khắc phục kịp thời để tránh rủi ro.
  • Nhận diện và tận dụng tốt tất cả các cơ hội.

Phát triển điểm mạnh

Nhằm xác định điểm mạnh của doanh nghiệp trong việc xây dựng chiến lược Marketing, bạn nên đặt ra một vài câu hỏi cụ thể như:

  • Điều gì làm cho khách hàng ấn tượng với doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp của bạn làm tốt hơn những đối thủ cạnh tranh ở mảng nào?
  • Thương hiệu mà bạn đang cần xây dựng có tính đặc trưng như thế nào
  • Doanh nghiệp bạn có tài nguyên ưu thế gì mà đối thủ không có?

Nhận diện điểm yếu

Bất kỳ cá nhân hay các tổ chức nào cũng đều có điểm yếu riêng. Vì vậy, nếu muốn trở nên thực sự mạnh mẽ và tiến nhanh trên con đường đi đến mục tiêu thì bạn phải thẳng thắn nhận diện và loại bỏ được những điểm yếu đó.

Doanh nghiệp cần thẳng thắn nhận diện điểm yếu của mình để khắc phục triệt để
Doanh nghiệp cần thẳng thắn nhận diện điểm yếu của mình để khắc phục triệt để

Tận dụng cơ hội

Cơ hội này do chính doanh nghiệp của bạn tạo ra và nếu nhận được sự hưởng ứng của thị trường thì doanh nghiệp sẽ phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, cơ hội cũng có thể đến từ các tác nhân bên ngoài.

Để nắm bắt được tối đa những cơ hội kịp thời, mỗi doanh nghiệp nên bắt đầu thực hiện công việc cơ bản trong nâng cao chất lượng của các sản phẩm dịch vụ, tăng cường chiến lược truyền thông quảng cáo cho doanh nghiệp

Nhận biết rủi ro

Nếu như biết cách thì thách thức đôi khi cũng có thể biến thành cơ hội để giúp doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình phát triển. Để biến rủi ro thành cơ hội thì bạn cần tập trung tối đa điểm mạnh đang sở hữu, giúp chúng có được môi trường phát triển mạnh mẽ nhất.

Đối tượng nên thực hiện phân tích mô hình SWOT

Mọi đối tượng đều nên áp dụng phân tích SWOT, dù là tổ chức doanh nghiệp hay cá nhân bất kỳ. Mô hình này sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ điểm mạnh và điểm yếu để tìm ra phương hướng điều chỉnh phát triển toàn diện hơn.

SWOT giúp các doanh nghiệp nhìn ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình
SWOT giúp các doanh nghiệp nhìn ra được những điểm mạnh và điểm yếu của mình

Ý nghĩa của SWOT trong mô hình digital marketing như thế nào?

Bảng phân tích SWOT được ứng dụng trong mô hình Digital Marketing cần phải liệt kê tất cả các kênh truyền thông cả inbound và outbound marketing. Lý do là vì khi đó này khách hàng sẽ có được nhiều sự lựa chọn khác nhau để tìm ra những thông tin hữu ích nhất.

SWOT trong mô hình digital marketing có ý nghĩa rất lớn
SWOT trong mô hình digital marketing có ý nghĩa rất lớn

Mặc dù các kênh truyền thông truyền thông không còn được phát triển quá mạnh mẽ như trước nữa nhưng chúng không hề mất đi những giá trị của mình mà vẫn tác động ít nhiều đến khách hàng. Do đó, đối với mô hình SWOT bạn cần phải thực hiện khai thác cả 2 kênh Online và Offline.

Kết luận

Qua bài viết này chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được SWOT là gì và những thông tin liên quan đến mô hình này. Bạn thường xuyên phân tích các quy trình thực hiện trong mỗi dự án của mình để đảm bảo hiệu quả nhất có thể.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

5/5 - (1 bình chọn)


source https://taichinh24h.com.vn/swot-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Cach giao dich ra sao?