Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation – CV) là gì? Ý nghĩa ra sao?

Hệ số biến thiên tên tiếng Anh là Coefficient of Variation (CV). Là một thông số quan trọng được đánh giá, ứng dụng trong các lĩnh vực tài chính, toán học, thống kê. Để tìm hiểu chi tiết hơn về Coefficient of Variation là gì? Công thức tính ra sao và ưu nhược điểm của hệ số biến thiên là gì,vv…

Mời bạn đọc theo dõi bài viết chúng tôi đã tổng hợp dưới đây.

Coefficient of Variation là gì?

Coefficient of Variation hay còn gọi là hệ số biến thiên, là thước đo giúp thống kê độ phân tán của các dữ liệu trong một chuỗi dữ liệu so với giá trị trung bình. Ứng dụng thống kê này vô cùng hữu ích trong việc so sánh mức độ biến thiên giữa chuỗi dữ liệu này với chuỗi dữ liệu khác. Mặc dù giá trị trung bình của chúng rất khác nhau.

Xem thêm:

Tìm hiểu thêm về hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

Hệ số biến thiên thể hiện mức độ biến thiên của dữ liệu trong một mẫu tương quan với giá trị trung bình của tổng thể. Khi áp dụng hệ số biến thiên trong lĩnh vực tài chính, sẽ giúp các nhà đầu tư xác định được mức độ dao động hay rủi ro phải chịu trong khoản tiền mà mình đã đầu tư vào.

Trường hợp tỉ lệ của độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình thấp. Có nghĩa tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận không quá báo động. Lưu ý, nếu lợi nhuận kỳ vọng nằm ở mẫu số bằng 0 hoặc âm thì hệ số biến thiên có thể sẽ sai.

Tìm hiểu thêm về hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)
Tìm hiểu thêm về hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

Giá trị mà hệ số biến thiên mang lại đó là sử dụng tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận làm cơ sở để quyết định đầu tư. Đối với nhà đầu tư mới, sợ rủi ro thì sẽ xem xét những tài sản có độ dao động trong quá khứ thấp và mức sinh lời cao khi so sánh tương quan với toàn thị trường trong ngành. Ngược lại, những nhà đầu tư thích mạo hiểm, có nhiều kinh nghiệm lâu năm sẽ tìm cơ hội đầu tư vào những tài sản có độ dao động trong quá khứ cao.

Ưu nhược điểm của Coefficient of Variation là gì?

Ưu điểm nổi bật của Coefficient of Variation đó là có thể dễ dàng so sánh mức độ biến động của 2 tập dữ liệu có giá trị trung bình khác nhau.

Tuy nhiên, cũng chính vì đặc trưng của hệ số biến thiên là đo mức độ biến động nên khi giá trị bình quân rất nhỏ (gần bằng 0). Thì chỉ cần một biến động nhỏ của giá trị trung bình cũng sẽ khiến cho hệ số biến thiên này thay đổi rất lớn. Đó cũng chính là nhược điểm của Coefficient of Variation.

Công thức tính hệ số biến thiên

Công thức tính Coefficient of Variation – Hệ số biến thiên sẽ được tính theo công thức:

Công thức tính hệ số biến thiên
Công thức tính hệ số biến thiên

Trong đó:

  • σ là độ lệch chuẩn của tập hợp dữ liệu.
  • μ là giá trị trung bình của tập hợp dữ liệu.

Có thể bạn quan tâm: Histogram là gì? Ý nghĩa và cách vẽ biểu đồ tần suất Histogram

Ví dụ về việc sử dụng hệ số biến thiên khi quyết định đầu tư

Ví dụ điển hình khi áp dụng hệ số biến thiên trong lĩnh vực đầu tư: 

Ví dụ 1: Có một nhà đầu tư nọ, anh ta lo sợ rủi ro và mong muốn tìm một quỹ đầu tư có mức độ dao động trong quá khứ thấp. Anh này chọn được 3 quỹ đầu tư có tên A, B, và C. Sau đó, tiến hành phân tích số liệu về mức độ dao động và lợi nhuận của 3 quỹ đầu tư đó trong vòng 15 năm qua.

Thông tin phân tích sẽ được thể hiện theo thứ tự quỹ đầu tư độ lệch chuẩn (σ) và lợi nhuận hàng năm (μ) dưới đây:

Qũy đầu tư

Độ lệch chuẩn (σ)

lợi nhuận hàng năm (μ)

A

14,68%

5,47%

B

21,31%

6,88%

C

19,46%

7,16%

Khi đã hoàn thành dữ liệu phân tích, anh này sẽ bắt đầu tiến hành tính toán hệ số biến thiên:

  • Quỹ đầu tư A: CV = 14,68% / 5,47% = 2,68.
  • Quỹ đầu tư B: CV = 21,31% / 6,88% = 3,09.
  • Quỹ đầu tư C: CV = 19,46% / 7,16% = 2,72.

Thông qua bảng phân tích, thống kê số liệu. Anh ấy thấy rằng quỹ A và C có hệ số biến thiên thấp hơn quỹ B. Nên việc chọn 2 quỹ này là hợp lý. Vì tỉ lệ rủi ro trên lợi nhuận của hai quỹ A và C khá giống nhau và tốt hơn so với quỹ B.

Ví dụ 2: Tính hệ số biến thiên dựa trên xác suất tỷ suất sinh lời.

Có hai quỹ đầu tư A và B được thống kê tình trạng xác suất tỷ suất sinh lời như sau:

Quỹ đầu tư A:

Tình trạng

Xác suất

Tỷ suất sinh lời

Xấu nhất

20%

12%

Trung bình

30%

13%

Tốt nhất

50%

15%

Quỹ đầu tư B:

Tình trạng

Xác suất

Tỷ suất sinh lời

Xấu nhất

10%

9%

Trung bình

30%

12%

Tốt nhất

60%

14%

Dựa vào bảng số liệu, nhà đầu tư sẽ tiến hành tính toán xác định hệ số biến thiên của từng quỹ đầu tư, các bước được thực hiện như sau: 

Tính hệ số biến thiên của quỹ đầu tư A: 

  • Tỷ suất sinh lời (quỹ A): 20% x 12% + 30% x 13% + 50% x 15% = 13,8%.
  • Độ lệch chuẩn: 1,25%.

=> CV A =  0,09.

Tính hệ số biến thiên của quỹ đầu tư B:

  • Tỷ suất sinh lời (quỹ B): 10% x 9% + 30% x 12% + 60% x 14% = 12,9%.
  • Độ lệch chuẩn: 1,58%.

=> CV B = 0,12.

Ta dễ dàng nhận thấy, hệ số biến thiên của quỹ đầu tư B lớn hơn so với quỹ đầu tư A. Điều này có nghĩa đầu tư vào quỹ A sẽ chịu ít rủi ro hơn và nhà đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn.

Kết luận

Hy vọng qua những thông tin mà chúng tôi giới thiệu về Coefficient of Variation là gì cũng như cách tính hệ số biến thiên, đặc điểm của nó là gì,vv… Bạn đọc sẽ có thêm nhiều kiến thức tích lũy cho bản thân mình để có cơ hội áp dụng trực tiếp vào lĩnh vực, công việc mà mình đang muốn tham gia vào. Chúc các bạn thành công!

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

5/5 - (1 bình chọn)


source https://taichinh24h.com.vn/he-so-bien-thien-coefficient-of-variation/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Cach giao dich ra sao?