PCI là gì? Các tiêu chí đánh giá chỉ số PCI như thế nào?

Chỉ số PCI đã trở thành một chỉ báo tin cậy và khách quan về chất lượng điều hành cấp tỉnh. Vậy PCI là gì? Các tiêu chí đánh giá chỉ số PCI như thế nào?

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa kỳ (USAID) tiến hành khảo sát PCI lần thứ 12 vào năm 2016 để đánh giá chất lượng điều hành cấp tỉnh. Và để giúp các bạn hiểu rõ PCI là gì và các thông tin chi tiết về chỉ số này thì chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là gì?

PCI là gì?
PCI là gì?

PCI là viết tắt của cụm từ tiếng Anh là provincial competitiveness index, được hiểu theo cách đơn giản nhất là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Chỉ số này phản ánh chất lượng điều hành kinh tế, môi trường hoạt động kinh doanh của mỗi tỉnh và mỗi thành phố trong vòng một năm. 

Bảng xếp hạng chỉ số PCI của các tỉnh đã được thực hiện bắt đầu vào năm 2006. Qua đó thúc đẩy sự phát triển của các khu vực kinh tế tư nhân của 63 tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Chỉ số PCI có thể coi như “tập hợp tiếng nói” của cộng đồng doanh nghiệp về môi trường kinh doanh tại các tỉnh và thành phố ở Việt Nam.

 PCI cũng được nằm trong dự án hợp tác nghiên cứu của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam với cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ.

Xem thêm:

Đặc trưng của chỉ số PCI

Tìm hiểu những đặc trưng của chỉ số PCI
Tìm hiểu những đặc trưng của chỉ số PCI

Chỉ số PCI  về cơ bản bao gồm 10 chỉ số thành phần. Một địa phương là có chất lượng điều hành tốt khi có:

  • Chi phí gia nhập vào thị trường ở mức thấp.
  • Chi phí không chính thức ở mức thấp.
  • Thời gian thanh tra, kiểm tra, thực hiện các qui định và thủ tục hành chính nhanh chóng.
  • Môi trường hoạt động kinh doanh cạnh tranh bình đẳng.
  • Tiếp cận đất dễ dàng và sử dụng đất ổn định.
  • Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh luôn được công khai.
  • Chính quyền tỉnh năng động và sáng tạo trong việc giải quyết những vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp.
  • Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển và chất lượng cao.
  • Chính sách đào tạo và môi trường làm việc cho lao động tốt.
  • Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và duy trì được vấn đề an ninh trật tự.

Chỉ số PCI có ý nghĩa gì?

Chỉ số PCI cũng như một bức tranh vẽ đầy đủ về môi trường kinh doanh của mỗi địa phương bao gồm các thông tin về môi trường đầu tư như thế nào hay chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện ra sao…. Những thông tin này có ảnh hưởng rất quan trọng đến quyết định của các nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định đầu tư kinh doanh ở địa phương.

PCI thể hiện tiềm năng phát triển của một địa phương
PCI thể hiện tiềm năng phát triển của một địa phương

Sự xếp hạng chỉ số PCI giữa các tỉnh, thành phố sẽ là động lực để những tỉnh thành có được chỉ số PCI thấp nỗ lực hơn trong việc cải cách môi trường kinh doanh, thực hiện những biện pháp nhằm thu hút đầu tư giúp địa phương phát triển hơn trong tương lai.

Hiện nay, PCI đã được chính thức công nhận và sử dụng phổ biến trong việc đánh giá môi trường đầu tư. Trên thực tế đã có tới hơn 40 địa phương dựa vào chỉ số này để đưa ra các quyết định hành động, chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực nền kinh tế.

Có thể bạn quan tâm:

Tiêu chí đánh giá chỉ số PCI

Tiêu chí đánh giá chỉ số PCI của một địa phương thường căn cứ theo những tiêu chí cụ thể như sau:

Chi phí gia nhập thị trường

Chi phí gia nhập thị trường là một tiêu chí quan trọng để đánh giá PCI
Chi phí gia nhập thị trường là một tiêu chí quan trọng để đánh giá PCI

Chỉ số đánh giá chi phí gia nhập thị trường nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các địa phương với nhau. Bao gồm những tiêu chí cụ thể về:

  • Thời gian đăng ký hoạt động của doanh nghiệp
  • Thời gian thay đổi tất cả nội dung đăng ký
  • Tổng số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức đi vào hoạt động
  • Thời gian chờ đợi phê duyệt và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai
  • Phần trăm doanh nghiệp phải chờ hơn một tháng để hoàn tất những thủ tục trước khi hoạt động.
  • Phần trăm doanh nghiệp phải chờ hơn 3 tháng để có thể hoàn tất thủ tục trước khi hoạt động.

Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất

Tiêu chí này là để đo lường với hai khía cạnh của vấn đề đất đai mà doanh nghiệp cần phải lưu ý đó là: vì tất cả đất đai có dễ dàng không hay doanh nghiệp có được đảm bảo về sự ổn định khi đã có được mặt bằng kinh doanh hay không.

Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

Chỉ số về tính minh bạch và tiếp cận thông tin có mục đích là đo lường khả năng tiếp cận các kế hoạch cũng như các văn bản có tính pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp có thể được tiếp cận công bằng hay không? 

Nhà lãnh đạo địa phương có tham khảo ý kiến doanh nghiệp về những chính sách và quy định mới thì có thể tiên liệu khả năng thành công trong việc triển khai thực hiện những chính sách quy định đó cũng như là mức độ tiện dụng của trang web tỉnh đối với doanh nghiệp.

Chi phí thời gian để thực hiện quy định của nhà nước

Đo lường các khoản chi phí không chính thức mà doanh nghiệp bắt buộc phải trả và các trở ngại do những chi phí không chính thức này gây ra đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc trả những khoản chi phí không chính thức có đem lại được kết quả tốt hay “dịch vụ” như mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng những quy định hợp pháp của địa phương để trục lợi hay không.

Chi phí không chính thức

Chi phí không chính thức
Chi phí không chính thức

Chỉ số đánh giá các khoản chi phí không chính thức và trở lại do các khoản chi phí này gây ra đối với doanh nghiệp. Đo lường thời gian doanh nghiệp cần phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh để các cơ quan Nhà nước của địa phương tiến hành thực hiện việc thanh tra, kiểm tra.

Cạnh tranh bình đẳng

Cạnh tranh bình đẳng sẽ đánh giá việc tính có ưu ái cho một bộ phận công ty hay là một doanh nghiệp nào hay không? Thủ tục hành chính và tính ưu tiên giải quyết những vấn đề cho các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, …

Tính năng động và tiên phong của ban lãnh đạo

Chỉ số này giúp đo lường tính sáng tạo, sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong suốt quá trình thực thi chính sách Trung ương cũng như trong việc đưa ra những sáng kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời đánh giá khả năng hỗ trợ và áp dụng các chính sách đôi khi chưa rõ ràng của Trung ương theo phương hướng có lợi cho doanh nghiệp.

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp hay còn được gọi là chính sách phát triển kinh tế tư nhân, sẽ đánh giá những dịch vụ của tỉnh trong việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Chỉ số thành phần này đánh giá các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp – những dịch vụ có vai trò đặc biệt quan trọng để doanh nghiệp thành công trong hoạt động kinh doanh

Đào tạo lao động

Chỉ số thành phần này có mục đích là phản ánh mức độ, chất lượng hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng do tỉnh triển khai nhằm hỗ trợ cho tất cả những ngành sản xuất kinh doanh tại địa phương, cũng như tìm kiếm việc làm cho các lao động tại địa phương. 

Thiết chế pháp lý

Chỉ số thiết chế pháp lý giúp đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư nhân đối với hệ thống tòa án và tư pháp của tỉnh. Liệu các thiết chế pháp lý này có được doanh nghiệp tính là công cụ đo hiệu quả để giải quyết tranh chấp hoặc là nơi doanh nghiệp có thể khiếu nại những hành vi lạm quyền của cán bộ công quyền tại địa phương.

Phương pháp xây dựng chỉ số PCI

Chỉ số PCI được xây dựng theo 3 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thu thập dữ liệu: Thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp bằng phiếu hỏi và tất cả những dữ liệu từ các nguồn đã công bố.

Bước 2: Xây dựng chỉ số thành phần: Tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn hóa lại các kết quả theo thang điểm 10. 

Chỉ số thành phần = 40% x trung bình các chỉ tiêu “cứng” (chỉ tiêu này đã được các bộ ngành công bố) + 60% * trung bình cộng các chỉ tiêu “mềm” (chỉ tiêu thu có được qua khảo sát PCI)

Bước 3: Tính toán PCI: Ở bước này, chỉ số thành phần được gán them phần trọng số.

Có ba mức trọng số đó là: cao (15-20%), trung bình (10%) và thấp (5%), thể hiện mức đóng góp và tầm quan trọng của từng chỉ số đối với sự phát triển số lượng các doanh nghiệp, vốn đầu tư và mức lợi nhuận.

PCI có trọng số được tính = (chỉ số 1 x trọng số 5% + chỉ số 2 x trọng số % +….+ chỉ số 10x trọng số %)*100

Phương pháp tính chỉ số PCI
Phương pháp tính chỉ số PCI

Mục đích của việc nghiên cứu chỉ số PCI

Chỉ số PCI được sử dụng để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học đơn thuần hoặc là để biểu dương hay phê phán những tỉnh hoặc thành phố có điểm số PCI cao hay thấp. Thay vào đó, chỉ số này mục đích là để tìm hiểu và lý giải vì sao một số tỉnh, thành vượt lên các tỉnh, thành khác về phát triển kinh tế tư nhân, khả năng tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. 

Mục đích của việc nghiên cứu chỉ số PCI của địa phương
Mục đích của việc nghiên cứu chỉ số PCI của địa phương

Từ đó cung cấp những thông tin hữu ích cho lãnh đạo các tỉnh hoặc thành phố để xác định những lĩnh vực và cách thức để thực hiện những biện pháp cải cách điều hành kinh tế một cách hiệu quả nhất.

Kết luận

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã biết được PCI là gì và các thông tin về các tiêu chí đánh giá, cách xây dựng chỉ số PCI như thế nào rồi. Nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về PCI cần được tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất thì hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi giải đáp nhé.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

5/5 - (1 bình chọn)


source https://taichinh24h.com.vn/chi-so-pci/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Cach giao dich ra sao?