Séc là gì? Hướng dẫn cách rút tiền mặt bằng tờ Séc

Thanh toán bằng Séc là một hình thức đang được rất nhiều doanh nghiệp và những người có tầm ảnh hưởng lớn sử dụng để tăng tính chuyên nghiệp và sự an toàn. Các công ty, doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng Séc nếu muốn rút tiền trong tài khoản. Vậy Séc là gì và cách rút tiền mặt bằng Séc ra sao?.

Séc là gì?

 Séc (trong tiếng anh là Cheque) là giấy tờ có giá trị tương ứng với số tiền được ghi bên trong nó, được xem là một loại chi phiếu, chứng từ của chủ tài khoản cho phép ngân hàng giải ngân số tiền đó cho người được ghi trong tấm séc theo yêu cầu. 

séc

Tìm hiểu séc là gì và cách thanh toán bằng Séc

Lưu ý: Séc chỉ có giá trị trong thời hạn sử dụng, nếu quá hạn Séc sẽ không có giá trị.

Xem thêm:

Séc để làm gì?

Trong các thanh toán nội địa hiện nay thì Séc đang là phương tiện được sử dụng nhiều ở các ngân hàng phát triển cao ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển mạnh. 

Người thụ hưởng có thể mang Séc tới bất kỳ điểm giao dịch nào của ngân hàng (ngân hàng phát hành Séc đó) để rút tiền hoặc thanh toán trực tiếp hóa đơn bằng Séc một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng và thanh toán Séc như sau:

  • Bên ký phát: Người lập và ký phát Séc, phần lớn là người đứng đầu của tài khoản công ty, doanh nghiệp đó và chịu trách nhiệm với ngân hàng để chi ra số tiền đó. 
  • Bên bị ký phát:  Ngân hàng mà người ký phát lập tài khoản và có trách nhiệm thanh toán số tiền theo như trong Séc được viết.
  • Bên thụ hưởng: Người được nhận số tiền ghi trong Séc theo yêu cầu của bên ký phát hoặc người được chuyển nhượng theo quy định trong thông tư 22/2015/TT-NHNN.

Đặc điểm của Séc    

Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ với những đặc điểm sau:

  • Séc sẽ chỉ có tác dụng trong hạn sử dụng của nó. Với các giao dịch trong nước, thời hạn là 8 ngày kể từ ngày phát hành. Séc có hiệu lực trong vòng 20 ngày trong cùng châu lục và 70 ngày nếu phát hành sang châu lục khác.

sec la gi taichinh24h 2

Những đặc điểm nổi trội nhất của séc

  • Người được thụ hưởng Séc có thể chuyển nhượng quyền sử dụng cho cá nhân/ đơn vị khác bằng cách ký vào mặt sau của tấm Séc và giao cho người được chuyển nhượng.
  • Ngân hàng buộc phải chấp hành theo (trừ trường hợp tài khoản của Séc đó có vấn đề về pháp lý hoặc không đủ tiền như được ghi trong Séc).
  • Tất cả các thông tin trong Séc phải đầy đủ, rõ ràng như số tiền, tên đầy đủ người yêu cầu chi tiền và người được nhận tiền, ngày, tháng, năm khi ký Séc để tránh ảnh hưởng tới hạn sử dụng của Séc.
  • Phải có chữ ký của chủ tài khoản hoặc trong trường hợp là công ty/ doanh nghiệp thì cần thêm chữ ký của kế toán trưởng để được ngân hàng giải ngân.
  • Các thông tin trên Séc cần giữ lại để đối chiếu với kế toán.
  • Thành phần của Séc gồm 2 mặt: Mặt trước là các thông tin cơ bản của Séc, còn mặt sau là các thông tin về chuyển nhượng.
  • Thường Séc sẽ được in ra theo tập và dễ dàng tách rời, tiện dụng khi dùng.

Có thể bạn quan tâm: Lãi nhập gốc là gì ? Phương thức tính lãi nhập gốc mới 2020

Phân loại Séc

Séc được phân thành nhiều loại tùy theo từng ngân hàng và từng quốc gia nhưng chủ yếu theo ba cách sau:

Theo người được thụ hưởng

Với phương thức này thì Séc gồm 3 loại sau:

  • Séc vô danh: Chỉ cần nắm giữ tờ Séc là có thể yêu cầu ngân hàng thực hiện các giao dịch, chuyển khoản. Trên Séc không ghi đích danh tên người thụ hưởng.
  • Séc đích danh: Trên Séc sẽ có tên cá nhân, tổ chức được thụ hưởng.
  • Séc lệnh: Cá nhân, tổ chức có tên thụ hưởng trên Séc có thể chuyển nhượng quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức khác và yêu cầu ngân hàng thanh toán theo lệnh.

sec la gi taichinh24h 3

Phân loại séc theo tên người thụ hưởng, hình thức thanh toán và tính thanh khoản

Theo hình thức thanh toán

Theo hình thức thanh toán sẽ có 3 loại Séc được phân biệt như sau:

  • Séc trơn: Séc này chỉ có 1 mặt trước với đầy đủ thông tin cần thiết, mặt sau trắng trơn. Ngân hàng sẽ thanh toán tiền mặt với loại Séc này.
  • Séc gạch chéo: Mặt trước có đầy đủ thông tin, mặt sau có 2 đường gạch chéo song song với nhau. Ngân hàng chỉ thanh toán qua chuyển khoản với loại Séc này.
  • Séc gạch chéo đặc biệt: Séc này sẽ có 2 đường gạch chéo song song ở mặt trước hoặc mặt sau của nó và có tên ngân hàng hoặc chi nhánh ngân hàng trên đó. Người sử dụng thẻ chỉ có thể thanh toán tại ngân hàng được chỉ định đó.

Phân loại Séc theo tính thanh khoản 

  • Séc ngân hàng (hay còn gọi là Séc tiền mặt): Người thụ hưởng trên Séc sẽ nhận được ngân hàng đảm bảo thanh toán trừ trường hợp gian lận hoặc tài khoản đó có vấn đề.
  • Séc bảo chi: Ngân hàng sẽ đảm bảo cho tấm Séc đó đủ tiền để tri ra theo lệnh trên đó và thường sẽ đóng dấu bảo chi lên tờ Séc đó.

Hướng dẫn rút tiền mặt từ Séc

Bạn chỉ cần thực hiện các thao tác sau đây nếu muốn rút tiền mặt từ Séc:

sec la gi taichinh24h 4

Tờ séc ghi giá trị bao nhiêu thì ban có thể rút được bấy nhiều tiền tại ngân hàng

  • Bước 1: Bạn tìm đến hội sở của ngân hàng và xuất trình Séc, chứng minh thư nhân dân/ CCCD hoặc hộ chiếu để yêu cầu rút tiền.
  • Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của nhân viên ngân hàng. Phía ngân hàng sẽ có trách nhiệm hướng dẫn bạn hoàn tất các thông tin cần thiết.
  • Bước 3: Căn cứ vào số tiền trên tờ Séc, bạn có thể sẽ cần đóng một số khoản phí nào đó để rút được tiền. Chi phí này sẽ do ngân hàng quy định.
  • Bước 4: Chờ tiền về tài khoản. Thông thường sau 30 tới 45 ngày tiền sẽ về tới người thụ hưởng. Ngân hàng sẽ liên hệ với bạn để nhận tiền.

Tài Chính 24H đã tổng hợp thông tin về các loại Séc hiện nay và cách rút tiền mặt từ các loại Séc. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn hiểu rõ hơn về phương thức thanh toán này.

Rate this post


source https://taichinh24h.com.vn/sec-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Cach giao dich ra sao?