Bảo lãnh đối ứng là gì? Mục đích của bảo lãnh đối ứng

Đối với những người làm trong lĩnh vực ngân hàng thì có lẽ khái niệm bảo lãnh đối ứng không còn quá xa lạ. Tuy nhiên với những người ngoài ngành thì đây vẫn là một định nghĩa mới mẻ. Vậy ngay trong bài viết sau đây hãy cùng Tài Chính 24H tìm hiểu chi tiết về bảo lãnh đối ứng nhé.

bao lanh doi ung la gi taichinh24h 1

Bảo lãnh đối ứng là gì?

Khái niệm bảo lãnh đối ứng được đưa ra dựa trên Thông tư số 07/2015/TT-NHNN trong Quy định về Bảo lãnh ngân hàng: “Bảo lãnh đối ứng là một loại hình về bảo lãnh ngân hàng. Hình thức này hoạt động dựa trên bản hợp đồng giữa hai bên là bên bảo lãnh đối ứng và bên bảo lãnh.” 

Theo như đó thì bên bảo lãnh đối ứng sẽ phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với bên bảo lãnh. Ngược lại bên bảo lãnh cũng sẽ phải cam kết về nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh. 

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản hơn như sau: Thực chất bảo lãnh đối ứng giống như một cam kết về vấn đề tài chính giữa bên bảo lãnh bên được bảo lãnh. Hình thức bảo lãnh này xuất hiện do hai bên đã không còn sự tin tưởng lẫn nhau và họ cần một tổ chức trung gian có uy tín đứng ra để giải quyết vấn đề này. 

bao lanh doi ung la gi taichinh24h 2

Tổ chức trung gian này thường là các ngân hàng, ngân hàng sẽ quản lý số tiền của bên được bảo lãnh và trả cho bên bảo lãnh.

Bảo lãnh đối ứng còn có thể được xem là một hình thức cung cấp bảo lãnh cho khoản nợ của hai hoặc nhiều đơn vị/công ty liên quan, nhằm thúc đẩy thực hiện các cam kết. Đây cũng là hình thức giúp hạn chế rủi ro của người cho vay và siết chặt thỏa thuận đối với người đi vay. 

Mục đích của bảo lãnh đối ứng

Nhiều người thường lầm tưởng rằng hình thức bảo lãnh đối ứng sẽ không quá phổ biến nhưng thực chất hiện nay lại rất thịnh hành. Mục đích của hình thức bảo lãnh này bài có thể liệt kê một số những điểm nổi bật như sau:

  • Bảo lãnh đối ứng có thể để xem như một công cụ để đảm bảo an toàn cho các bên liên quan, bắt buộc các bên đều phải thực hiện nghĩa vụ tài chính.
  • Là một phần không thể thiếu dành cho các hợp đồng tài chính quốc tế. Hình thức này sẽ giảm thiểu tối đa các nguy cơ có thể xảy ra liên quan đến kinh tế và chính trị. Trường hợp này đặc biệt càng hữu dụng hơn khi bên bảo lãnh đối ứng là tổ chức có trụ sở ở nước ngoài.
  • Ngoài ra đối với những hợp đồng quốc tế thì hiển nhiên vấn đề liên quan đến thẩm quyền của nước ngoài cũng sẽ bớt phức tạp hơn và loại bỏ được nhiều rủi ro.
  • Những trường hợp như hai bên không thực hiện đúng các nghĩa vụ hay bên được bảo lãnh không nhận được tiền trả nợ,…. hầu như rất khó xảy ra.

Các trường hợp bảo lãnh đối ứng

Khách hàng được đa dạng hóa sự lựa chọn của mình để phù hợp với ngân sách cũng như nhu cầu. Mỗi ngân hàng đều sẽ có những hình thức bảo lãnh đối ứng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có những quy định mà dù cho bạn lựa chọn Ngân hàng nào cũng đều phải tuân thủ: 

  • Trước hết bên được bảo lãnh phải gửi văn bản yêu cầu cho bên bảo lãnh và bên bảo lãnh phải ngay lập tức thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình. Thời hạn kéo dài cho vấn đề này sẽ diễn ra trong vòng 5 ngày. 
  • Chỉ khi cam kết giữa hai bên còn hiệu lực thì việc yêu cầu bên bảo lãnh tiến hành nghĩa vụ của mình mới còn giá trị.
  • Sau khi bên bảo lãnh hoàn thành mọi nghĩa vụ tài chính cần thiết thì bên bảo lãnh đối ứng cũng sẽ nhận được yêu cầu. Và hiển nhiên bên bảo lãnh đối ứng phải thực hiện đầy đủ tất cả các cam kết. 

Hồ sơ đề nghị bảo lãnh đối ứng gồm những gì?

Theo như Nhà nước đã quy định về Bảo lãnh ngân hàng thì trong Khoản 1 Điều 13 Thông tư 07/2015/TT-NHNN về quy định hồ sơ đề nghị bảo lãnh, hồ sơ đề nghị bảo lãnh đối ứng sẽ bao gồm những tài liệu sau: 

  • Văn bản để đề nghị bảo lãnh
  • Giấy tờ của bên được bảo lãnh
  • Giấy tờ liên quan đến khách hàng
  • Các tài liệu và giấy tờ về biện pháp bảo đảm
  • Các giấy tờ về các bên liên quan khác nếu có

Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng

Đi đôi với các quyền hạn thì hiển nhiên cũng cần phải có nghĩa vụ khi thực hiện bảo lãnh đối ứng. Cụ thể Tài Chính 24H xin gửi chi tiết đến bạn đọc như sau:

  • Bên bảo lãnh đối ứng cần phải thực hiện đúng và đủ về nghĩa vụ của mình.
  • Có nhiệm vụ phải cung cấp chính xác tất cả các thông tin về vấn đề thẩm quyền phát hành để đảm bảo an toàn cũng như tính cam kết cho các bên liên quan. 
  • Sau khi nhận được yêu cầu tại cam kết bảo lãnh thì cần phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Yêu cầu này phải phù hợp với quy định của pháp luật và Nhà nước.
  • Khi thanh lý thỏa thuận bảo lãnh thì cần phải trả lại nguyên vẹn tất cả các giấy tờ có liên quan cũng như các tài sản đảm bảo.
  • Pháp luật đã quy định rõ là cần phải thực hiện việc lưu giữ hồ sơ bảo lãnh.
  • Sau khi nhận được văn bản khiếu nại để từ chối việc thực hiện nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh thì thời hạn để trả lời tối đa là 10 ngày.
  • Có nghĩa vụ cần phải hỗ trợ bên nhận bảo lãnh kiểm tra tính xác thực của cam kết bảo lãnh.
  • Bên cạnh đó nếu như xuất hiện thêm bất cứ yêu cầu nào trên thỏa thuận trước đó thì cũng cần phải thực hiện. Tất cả những yêu cầu này đều phải phù hợp và tuân thủ với quy định của pháp luật.

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng tại một số ngân hàng

Phần lớn các ngân hàng ở Việt Nam hiện tại thì đều cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng. Ngay sau đây Tài Chính 24H sẽ gợi ý cho bạn một vài ngân hàng uy tín mà bạn có thể tham khảo để sử dụng dịch vụ này nhé:

1. Ngân hàng BIDV:

bao lanh doi ung la gi taichinh24h 3

Nếu như bạn là một khách hàng đặt vấn đề an toàn và tránh rủi ro lên hàng đầu thì BIDV chính là một sự lựa chọn hoàn hảo. Hình thức bảo lãnh đối ứng của ngân hàng này hoạt động dựa trên cam kết bằng văn bản với bên trung gian do đích thân bên nhận bảo lãnh chỉ định. 

BIDV đã không còn là cái tên xa lạ với nhiều người từ lâu nên chắc chắn độ uy tín của ngân hàng này không có gì phải bàn cãi. Ngân hàng BIDV chính là đơn vị sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên bảo lãnh. 

Đương nhiên việc này chỉ xảy ra khi bên được bảo lãnh đã được đáp ứng đầy đủ tất cả các nghĩa vụ tài chính từ phía bên bảo lãnh. Các khách hàng cũng cần lưu ý ngân hàng hỗ trợ tất cả các tổ chức cả trong và ngoài nước dưới hình thức phát hành là bảo lãnh giấy.

2. Ngân hàng Agribank:

bao lanh doi ung la gi taichinh24h 4

Nếu như bạn là khách hàng thích sự đa dạng về mục đích cũng như các thỏa thuận khi bảo lãnh đối ứng thì hãy lựa chọn ngay Agribank. Khi đến với ngân hàng này thì bạn sẽ được lựa chọn thời gian bảo lãnh đa dạng cũng như các quy định trả phí linh hoạt. 

Khác với BIDV thì dịch vụ cam kết của Agribank sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh khi bên được bảo lãnh yêu cầu bên bảo lãnh phải trả thay cho họ. Bên được bảo lãnh ở đây đương nhiên là khách hàng của ngân hàng và bên bảo lãnh đối ứng sẽ là ngân hàng Agribank. 

Agribank sẽ hỗ trợ tất cả các ngân hàng trong và ngoài nước và loại tiền được sử dụng có thể là VND cũng như các ngoại tệ khác. 

3. Ngân hàng Vietcombank:

bao lanh doi ung la gi taichinh24h 5

Vietcombank là một trong những ngân hàng nội địa lớn nhất hiện nay và hiển nhiên độ uy tín cũng tăng lên theo từng ngày. Vietcombank cung cấp dịch vụ cho khách hàng bằng cách phát hành bảo lãnh cho bên bảo lãnh. 

Cụ thể bên bảo lãnh ở đây có thể là một ngân hàng khác. Bên bảo lãnh sẽ nhận được yêu cầu từ phía Vietcombank về vấn đề phát hành bảo lãnh cho doanh nghiệp đối với bên nhận bảo lãnh.

Vietcombank chỉ có nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh đối ứng với bên bảo lãnh khi bên bảo lãnh đã trả thay đầy đủ và đúng với quy định của pháp luật cho bên doanh nghiệp với bên nhận bảo lãnh.

4. Ngân hàng Sacombank:

bảo lãnh đối ứng

Sacombank cũng là một trong những ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh đối ứng có mức phí phải chăng, cùng những lợi ích vô cùng hấp dẫn. Đây cũng là một sự lựa chọn thích hợp cho những doanh nghiệp có nhu cầu. 

Dịch vụ bảo lãnh đối ứng của ngân hàng Sacombank sẽ phát hành một loại bảo lãnh cho đơn vị/ngân hàng khác (bên bảo lãnh). Trong đó, doanh nghiệp có thể yêu cầu bên bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thay cho bên nhận bảo lãnh.

Tổng kết

Như vậy, Tài Chính 24H đã cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến bảo lãnh đối ứng cũng như giải đáp bảo lãnh đối ứng là gì đến với bạn đọc và các khách hàng. Chúng tôi mong rằng bài viết trên đã đem đến những thông tin hữu ích cho bạn để bạn dễ dàng lựa chọn đúng ngân hàng có thể hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu hiện tại của bạn. 

Rate this post


source https://taichinh24h.com.vn/bao-lanh-doi-ung-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Cach giao dich ra sao?