GAP Là Gì? Phân Loại Và Cách Giao Dịch Với GAP (Khoảng Trống Giá)
Khi tìm hiểu về thị trường Chứng khoán hay Forex, ắt hẳn nhà đầu tư cũng đã từng nghe qua thuật ngữ GAP. Đặc biệt là đối với những nhà đầu tư thường theo đuổi phong cách giao dịch trên biểu đồ nến Nhật thì điều này càng dễ hiểu.
Bài viết hôm nay hãy cùng theo chân chúng tôi để tìm hiểu Gap là gì? Cách giao dịch với Gap (khoảng trống giá) trong chứng khoán, forex nhé!
GAP (khoản trống giá) là gì?
GAP được hiểu đơn giản là khoảng trống giữa 2 phiên giao dịch (2 cây nến) liên tiếp, khoảng trống này được xác định bởi giá đóng cửa của cây nến phía trước và giá mở cửa của cây nến phía sau, là khoảng trống về giá giữa các phiên giao dịch trên thị trường tài chính.
GAP là chỉ báo phân tích quan trọng, giúp nhà đầu tư đánh giá và đưa ra các quyết định mua vào, bán ra chính xác. GAP tạo ra khi giá vọt nhảy lên gọi là GAP UP, GAP tạo ra khi giá vọt nhảy xuống gọi là GAP DOWN.
Nói tóm lại, GAP dịch ra là khoảng trống, xuất hiện khi giá đột ngột biến đổi. Tạo ra một cú nhảy vọt hoặc là tăng hoặc là giảm.
Phân loại GAP
GAP (khoảng trống giá) được tạo ra bởi giá đóng cửa ngày hôm trước và giá mở cửa ngày hôm sau ở một mức giá cách biệt, thường được biết đến khoảng trống giữa 2 cây nến liền kề nhau.
Khoảng trống giá GAP được chia làm 2 loại như sau:
- Gap Up (Gap tăng giá): Giá mở cửa ngày hôm sau cao hơn giá đóng cửa ngày hôm trước.
- Gap Down (Gap giảm giá): Giá mở cửa ngày hôm sau thấp hơn giá đóng cửa ngày hôm trước.
Vì sao cổ phiếu hay thị trường xuất hiện GAP?
Xét trong điều kiện bình thường, giá đóng cửa của cây nến này sẽ là giá mở cửa của cây nến ngay phía sau nó thì không xuất hiện GAP.
Vậy nguyên nhân vì sao GAP xuất hiện? Như định nghĩa về GAP, GAP xuất hiện khi có sự chênh lệch về giá, sự tăng hoặc giảm nhiều bước trong giá mở cửa của phiên giao dịch sau so với giá của phiên giao dịch trước sẽ tạo ra khoảng trống lớn trên biểu đồ nến. Giá nhảy vọt lên trên gọi là GAP tăng giá (GAP Up), giá nhảy vọt xuống dưới gọi là GAP giảm giá (GAP Down).
GAP thường xuyên xuất hiện vào những thời điểm nào?
Trong giao dịch Forex/Chứng khoán, Gap thường xuất hiện khi:
- Vào phiên giao dịch thứ 2 khi thị trường mở cửa trở lại. Trên thực tế, thứ 7 và chủ nhật là 2 ngày Forex không giao dịch, tuy nhiên, khi có những tin tức nóng hoặc gây chấn động chính trị hoặc kinh tế…sẽ khiến cho GAP xuất hiện.
- Khi có tin bất ngờ gây ảnh hưởng mạnh đến thị trường: một công ty lớn nào đó tuyên bố phá sản, hoặc sát nhập 2 công ty lớn lại với nhau…
- Vào các dịp nghỉ lễ có khối lượng giao dịch thất thường dễ tạo ra Gap. Bởi đây là khoảng thời gian các ngân hàng trên thế giới nghỉ lễ, dẫn đến tình trạng giao dịch thiếu sự liên tục.
Kích thước (khối lượng) của Gap có thể cung cấp cho Trader (nhà đầu tư) thông tin tín hiệu về sức mạnh của giá, kết hợp với các phân tích kỹ thuật khác có thể giúp các Trader hiểu được tâm lý của số đông tại thời điểm đó và đư ra cách giao dịch với GAP hiệu quả hơn.
Vai trò của khoảng trống GAP trong được xác định vùng hỗ trợ/kháng cự
Khoảng trống giá GAP là chỉ báo phân tích kỹ thuật trong đồ thị hình nến. Giúp các Trader (nhà đầu tư) đưa ra những phân tích, đánh giá, quyết định mua bán (chốt lời cắt lỗ) chính xác và hiệu quả hơn.
Tuy nhiên GAP không phải là công cụ tuyệt đối mà nó chỉ mang tính xác suất, cần kết hợp thêm các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác để tăng xác suất lợi nhuận nhiều hơn như: đường MA, đường RSI, đường MACD…
Các loại GAP trong chứng khoán
Trong phân tích kỹ thuật, GAP thường xuất hiện ở 5 dạng khác nhau, mỗi dạng có đặc điểm và ý nghĩa riêng trong việc phân tích. 5 dạng GAP bao gồm:
Common GAP
Common GAP hay còn gọi là GAP phổ thông là dạng GAP thường xuyên xuất hiện trong cả điều kiện bình thường, GAP này chỉ mang tính chất tạm thời nên thường bị lấp đầy ngay sau đó. Khoảng cách của Common GAP không quá cách biệt, thường xảy ra khi giá đang đi ngang (sideway) và giao động trong phạm vi hẹp. Common GAP mang tín hiệu khá yếu nên không có ý nghĩa nhiều trong việc phân tích.
Breakaway GAP
Breakaway GAP hay còn gọi GAP phá vỡ: là GAP báo hiệu sự bắt đầu một xu hướng mới. Breakaway GAP thường xuất hiện do một thông tin quá bất ngờ, ảnh hưởng lớn đến thị trường làm thay đổi tâm lý nhà đầu tư theo một hướng mới. Giá có thể đang đi ngang (sideway) hoặc đang trong một xu hướng giảm rồi đột ngột chuyển sang xu hướng tăng và ngược lại. Khoảng trống của GAP phá vỡ có thể bị lấp đầy hoặc không bị lấp, nhưng nếu xuất hiện một đợt retest lại khoảng trống GAP (lấp đầy hoặc lấp một phần) thì đây lại là tín hiệu cho một cơ hội đầu tư lý tưởng.
Khi Breakaway GAP có tác dụng như các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự
Breakaway GAP kết hợp với khối lượng giao dịch lớn thì khả năng rất cao là xu hướng cũ đã bị phá vỡ, giá chuyển sang một xu hướng mới. Breakaway GAP có tác dụng như một vùng hỗ trợ mạnh nếu là GAP Up và vùng kháng cự mạnh nếu là GAP Down.
Runaway GAP
Runaway GAP/Continuation GAP còn gọi GAP tiếp diễn: là GAP xuất hiện ở giữa của một xu hướng tăng hoặc giảm mà xu hướng này đã được hình thành rõ rệt ngay trước đó. GAP tiếp diễn không bị lấp vì thị trường sẽ tiếp tục mạnh mẽ đi theo xu hướng hiện tại. Trong một xu hướng tăng, GAP tiếp diễn sẽ là một GAP Up và ngược lại.
Đối với thị trường forex GAP này cho thấy phe mua đang tiếp tục đẩy giá lên cao hơn; còn trong thị trường chứng khoán, GAP tiếp diễn đang phản ánh tâm lý phấn khích hoặc mất kiên nhẫn của nhà đầu tư đang ở ngoài thị trường, thấy giá đang tăng và không thể chờ đợi, quyết định mua vào khi nghĩ rằng khả năng giá điều chỉnh trở lại là không nhiều.
Trong trường hợp xu hướng giảm thì ngược lại, đối với thị trường forex, GAP tiếp diễn cho thấy phe bán đang chiếm ưu thế và tiếp tục bán ra để đẩy giá xuống thấp hơn nữa, còn đối với thị trường chứng khoán, GAP này phản ánh tâm lý bi quan đối với những người đang nắm giữ cổ phiếu, quyết định bán mạnh khi cho rằng khả năng giá phục hồi là rất thấp.
Exhaustion GAP
Exhaustion GAP còn gọi GAP kiệt sức: GAP này thường xảy ra ở gần đỉnh hoặc đáy khi giá đã ở trong một xu hướng tăng hoặc giảm một thời gian dài trước đó, báo hiệu kết thúc xu hướng giá. Thường thì sau một vài phiên giao dịch nữa thì giá mới tạo đỉnh hoặc đáy và vì ở gần đỉnh hoặc đáy nên sẽ bị lấp đầy một thời gian ngay sau đó. GAP kiệt sức kết hợp với khối lượng giao dịch lớn là một sự xác nhận cao hơn để nhà đầu tư có thể vào lệnh.
Island Reversal
Island Reversal: đây là GAP đảo ngược. Khi khoảng trống tăng sẽ tiếp diễn đến giai đoạn đi ngang và cuối cùng là đi xuống. Sau đó, Island Reversal sẽ quay lại, tuy nhiên sẽ không quay lại giai đoạn đi ngang mà là đi thẳng lên.
Biểu đồ nến hòn đảo ngược (Island Reversal), khiến nhiều nhà đầu tư đu đỉnh và mắc kẹt, khi giá giảm đến mức nhất định, khiến nhà đầu tư muốn giải thoát mình nên xu hướng giảm giá sẽ xảy ra.
GAP được lấp đầy khi nào?
Xu hướng GAP đi lên hoặc đi xuống với mục đích lấp đầy khoảng trống. Khoảng trống giá được lấp đầy có nghĩa là giá đã quay trở lại bằng với mức giá trước khi tạo GAP, hiện tượng này còn gọi là lấp GAP.
Một trong những nguyên nhân tạo ra GAP là do sự tăng vọt bất thường trong sức mua hoặc sức bán tại thời điểm tạo GAP và một sự điều chỉnh ngay sau đó là tất yếu, dẫn đến lấp GAP. Một sự tăng vọt hay giảm mạnh của giá nhưng không tạo ra bất kỳ mức hỗ trợ hay kháng cự nào, lúc này hiện tượng lấp GAP không xảy ra.
Chính bản thân các dạng GAP cũng cho thấy khả năng lấp đầy khoảng trống, GAP kiệt sức có khả năng bị lấp đầy cao vì chúng báo hiệu sắp kết thúc một xu hướng, trong khi GAP tiếp diễn và GAP phá vỡ thì xác nhận hướng của xu hướng hiện tại nên khả năng lấp đầy là không có hoặc chỉ lấp GAP một phần.
Tóm lại, lấp GAP có thể xảy ra hoặc không, lấp một phần hoặc lấp đầy và thời gian lấp GAP có thể là ngay lập tức khi GAP hình thành hoặc sau một vài phiên giao dịch sau đó hoặc thậm chí là khá lâu. Vì không có một quy luật cụ thể nào cả nên việc vận dụng GAP trong giao dịch đòi hỏi phải thật cẩn trọng. Do đó, Trader cần nắm rõ một số lưu ý sau đây để nhận biết và tránh các rủi ro.
GAP xuất hiện ở các vùng hỗ trợ và kháng cự mạnh, thông thường sẽ có xu hướng quay trở lại các vùng này để kiểm tra lại nhằm xác định chính xác xu hướng giá hiện tại trước khi tiếp tục tăng hoặc giảm. GAP xuất hiện chủ yếu tại các khu vực mô hình giá thường hoặc lấp đầy để hoàn thành mô hình.
Làm thế nào để giao dịch với GAP hợp lý nhất?
Để đạt hiệu quả cao nhất khi giao dịch với GAP, nhà đầu tư chắng những xác định khoảng thời gian lấp đầy mà còn xác định GAP đó nằm trong vùng hỗ trợ hay mức kháng cự hay các biểu đồ nến giao dịch quen thuộc nào không.
Trong trường hợp GAP trùng với những mức cản này thì xu hướng giá sẽ quay lại để lấp GAP và cũng là để kiểm tra sự chính xác trước khi tăng hoặc giảm theo xu hướng.
Đối với hai loại GAP thường gặp như: Exhaustion GAP và Continuation GAP, tỷ lệ lấp đầy là rất cao, do đó, nhà đầu tư cần tìm cách xác định các loại GAP này để quá trình giao dịch trở nên dễ dàng hơn.
Để áp dụng chiến lược giao dịch GAP nhà đầu tư có thể thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Tìm kiếm biểu đồ có xuất hiện Common GAP
- Bước 2: Xác định mô hình nến
- Bước 3: Dựa theo giờ platform (nền tảng) tìm kiếm GAP. Thời điểm GAP thường hay xuất hiện nhất là vào nửa đêm.
- Bước 4: Sau khi GAP xuất hiện nhà đầu tư hãy xác định giá đỉnh hoặc giá đáy.
- Bước 5: Áp dụng vào lệnh ngay lập tức sau GAP, hoặc đợi đỉnh nến bị phá ngưỡng hỗ trợ, kháng cự hãy vào lệnh.
- Bước 6: Đặt lệnh cắt lỗ và chốt lời. Nên đặt lệnh cắt lỗ stop loss cách đáy hoặc đỉnh 15 pip và đặt lệnh take profit khi đóng GAP hoặc 3 pip cách đáy hoặc đỉnh.
Lưu ý khi giao dịch với GAP
Sau khi đã tìm hiểu chung, việc của các Trader là tiến hành giao dịch vận dụng GAP. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất khi giao dịch, đòi hỏi Trader cần nắm được các lưu ý quan trọng sau:
- Phân tích GAP kết hợp với chỉ báo khối lượng, từ đó giúp xác nhận chính xác tín hiệu. Hãy kiểm tra Volume (khối lượng) trong thời điểm xảy ra khoảng GAP. Volume cao nên xuất hiện trong Breakaway Gap, và Volume thấp nên diễn ra tại Exhaustion Gap.
- Đối với hai nhóm GAP là: GAP tiếp diễn (Runaway Gap) và GAP kiệt sức (Exaustion Gap) là hai loại Gaps cho thấy những tín hiệu thị trường đi theo 2 hướng khác nhau. hãy chắc chắn bạn đã hiểu và phân định được 2 loại gap này trước khi giao dịch. Do đó, cần tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh nhầm lẫn mắc bẫy của 2 loại GAP này.
- Kế đó, cần xác định chính xác các mức hỗ trợ hay kháng cự theo các dạng GAP để tiến hành vào lệnh phù hợp. Một khi giá cổ phiếu có dấu hiệu bắt đầu lấp đầy khoảng Gap, nó sẽ hiếm khi dừng lại, vì thường không có ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự nào gần đó cả.
- GAP không phải lúc nào cũng được lấp đầy và thường lấp đầy bằng những khoảng thời gian dài ngắn khác nhau. Vì vậy, không phải lúc nào xuất hiện GAP là ngay lập tức mở lệnh mua hoặc bán, bởi điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới tài khoản của các nhà đầu tư.
Kết luận
Trên đây là tất cả các kiến thức liên quan đến câu hỏi Gap là gì? Mong rằng bài viết của chúng tôi sẽ thực sự hữu ích đối với bạn, từ đó giúp bạn có đủ kiến thức để tham gia vào thị trường giao dịch chứng khoán, forex …
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn
Xem thêm:
Nguồn bài viết: GAP Là Gì? Phân Loại Và Cách Giao Dịch Với GAP (Khoảng Trống Giá)
source https://taichinh24h.com.vn/gap-la-gi/
Nhận xét
Đăng nhận xét