Tỷ số khả năng trả nợ (DSCR) là gì? Ý nghĩa và cách tính

Trong thời đại hiện nay, việc vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Khi vay vốn thì sẽ có lãi suất và thời gian để thanh toán khoản vay. Bên cạnh đó, còn có một yếu tố quyết định đến việc các cá nhân, tổ chức có thể vay vốn hay không đó là việc xác định khả năng trả nợ hay còn gọi là tỷ số khả năng trả nợ của khách hàng.

Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến nguồn thu và sự tồn tại của ngân hàng. Việc xác định chỉ số này cũng là một trong những chỉ số quan trọng nhất của các nhân viên ngân hàng tín dụng.

Vậy Tỷ số khả năng trả nợ là gì mà nó lại quan trọng đến vậy? Cách tính tỷ số này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ mang lại câu trả lời cho bạn.

Tỷ số khả năng trả nợ (DSCR) là gì?

Tỷ số khả năng trả nợ (Tiếng Anh là Debt Service Coverage Ratio – DSCR), là thước đo dòng tiền có sẵn để bên đi vay thanh toán các khoản nợ hiện tại. Tỷ số này cho biết thu nhập hoạt động ròng bao gồm chi phí lãi vay, tiền nợ gốc, các loại quỹ chìm, các khoản cho thuê trong vòng 1 năm.

  • Trong tài chính chính phủ, chỉ số khả năng trả nợ là thu nhập từ hoạt động xuất khẩu cần thiết để đáp ứng các khoản thanh toán lãi và gốc hàng năm cho các khoản nợ bên ngoài của một quốc gia.
  • Trong tài chính cá nhân, chỉ số khả năng trả nợ là chỉ số được sử dụng bởi các nhân viên cho vay của ngân hàng để xác định các khoản vay đảm bảo bằng thu nhập.
Chỉ số khả năng trả nợ
Chỉ số khả năng trả nợ

Trong mỗi trường hợp, chỉ số này phản ánh khả năng trả nợ trên một mức thu nhập cụ thể.

Công thức tính tỷ số khả năng trả nợ (DSCR)

Công thức tính chỉ số khả năng trả nợ yêu cầu có được thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh và tổng nợ phải trả của công ty.
Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh là doanh thu của công ty, trừ chi phí hoạt động, không bao gồm thuế và các khoản thanh toán lãi, còn gọi là thu nhập trước lãi suất và thuế (EBIT).

Theo đó, Công thức tính tỷ số khả năng trả nợ như sau:

DSCR = (Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh – Chi phí hoạt động)/Tổng nợ phải trả

Trong đó:

  • Tổng nợ phải trả = Lãi vay * (1 – Thuế TNDN) + Nợ gốc
  • Thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh chính là doanh thu của doanh nghiệp không bao gồm thuế, chi phí hoạt động và các khoản thanh toán lãi

Ý nghĩa chỉ số DSCR

Ý nghĩa của chỉ số DSCR
Ý nghĩa của chỉ số DSCR

Dựa vào công thức tính chỉ số khả năng trả nợ, ta có thể thấy được các ý nghĩa của chỉ số này. Người cho vay sẽ thường xuyên đánh giá chỉ số khả năng trả nợ của người vay trước khi cho vay.

Cụ thể như sau:

  • Nếu như DSCR lớn hơn 1 nghĩa là khả năng trả nợ của doanh nghiệp đó khá tốt. Tuy rằng trên lý thuyết thì tỷ số khả năng trả nợ càng cao đồng nghĩa với việc khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt nhưng nếu quá cao sẽ cho thấy thực trạng về việc quản lý và luân chuyển vốn lưu động chưa hiệu quả.
  • Nếu DSCR nhỏ hơn 1 nghĩa là dòng tiền âm, doanh nghiệp vay vốn sẽ không thể thanh toán các khoản nợ hiện tại mà không dựa vào các nguồn lực bên ngoài như đi vay mượn, thế chấp…
  • Nếu DSCR bằng 1, khi đó chỉ cần một biến động nhỏ trong dòng tiền hoặc có tác động không tốt từ bên ngoài cũng khiến doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán khoản nợ.

Để có cái nhìn khách quan và chính xác về doanh nghiệp vay vốn, không nên đánh giá chỉ qua tỷ số khả năng trả nợ mà còn cần kết hợp với các chỉ số tài chính khác như tình hình của nền kinh tế vĩ mô, nguồn lực bên ngoài…

Ví dụ cụ thể về chỉ số khả năng trả nợ

Để có thể dễ hình dung hơn về chỉ số khả năng trả nợ, chúng ta hãy cùng phân tích một ví dụ dưới đây:

Giả sử một nhà phát triển bất động sản đang tìm cách vay thế chấp từ một ngân hàng địa phương. Người cho vay sẽ muốn tính toán DSCR để xác định khả năng của nhà phát triển vay và trả hết khoản vay của mình với nguồn thu nhập từ tài sản cho thuê.

Nhà phát triển chỉ ra rằng, thu nhập từ hoạt động cho thuê của anh ta sẽ là $2.150.000 mỗi năm và người cho vay yêu cầu phải thanh toán nợ $350.000 mỗi năm. Do đó, chỉ số khả năng trả nợ của anh ta được tính là:

DSCR = $2.150.000 / $350.000 = 6.14

Điều này có nghĩa là người đi vay đảm bảo khả năng trả nợ của mình.

Cách đánh giá chính xác khả năng trả nợ của doanh nghiệp

Để có thể đánh giá một cách chính xác nhất về khả năng thanh toán khoản nợ của một tổ chức hay doanh nghiệp, các chủ nợ thường sẽ dựa vào các hệ số sau đây:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát giúp phản ánh năng lực thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn một cách tổng quát nhất.

Công thức tính:

Hệ số khả năng tổng quát (Htq) = Tổng tài sản/Nợ phải trả

Ý nghĩa:

  • Khi Htq > 2: Khả năng thanh toán tốt, tuy nhiên doanh nghiệp khó có khả năng tăng trưởng vượt bậc do hiệu quả sử dụng vốn không cao và đòn bẩy tài chính thấp.
  • Nếu 1 <= Htq <= 2: Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ tới hạn
  • Nếu 0 <= Htq <= 1: Doanh nghiệp ít khả năng thanh toán, hệ số càng gần 0 thì doanh nghiệp càng có khả năng cao phá sản nếu không có giải pháp phù hợp

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời được tính bằng công thức sau:

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (Hht) = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Phân tích:

  • Trong trường hợp nếu Hnh >1: doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số thanh toán ngắn hạn này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà doanh nghiệp đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của doanh nghiệp càng thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt. Nhưng nếu hệ số thanh toán ngắn hạn này quá cao thì không tốt, vì nó chỉ cho ta thấy sự dồi dào của doanh nghiệp trong việc thanh toán nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn và có thế dẫn đến một tình hình tài chính tồi tệ.
  • Trường hợp khác nếu Hnh < 1: khả năng thanh toán của doanh nghiệp là không tốt, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả. Nếu Hnh tiến dần về 0 thì doanh nghiệp khó có khả năng có thể trả được nợ, tình hình tài chính của doanh nghiệp đang gặp khó khăn và doanh nghiệp có nguy bị phá sản.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh giúp loại bỏ hàng tồn kho, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp với công thức tính như sau:

Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Hnh) = (Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Phân tích:

  • Hệ số Hnh thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó.
  • Nếu hệ số này < 0,5 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và để trả nợ thi doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hoá, tài sản để trả nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Nếu đầu tư vào chứng khoán và góp vốn liên doanh ngắn hạn quá nhiều thì doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng khi các doanh nghiệp này hoạt động không có hiệu quả.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời giúp đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp một cách sát sao, chi tiết nhất. Công thức tính như sau:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Hntt) = (Tiền + các khoản tương đương tiền)/Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay phản ánh khả năng doanh nghiệp thanh toán tiền lãi và mức rủi ro có thể gặp phải.

Công thức tính:

Hlv = Lợi nhuận trước lãi vay và thuế/Lãi vay phải trả trong kỳ

Hệ số khả năng chi trả ngắn hạn

Hệ số thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay hệ số khả năng thanh toán hiện thời (current ratio) là chỉ tiêu cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn sẽ được bù đắp bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

Công thức tính của hệ số khả năng chi trả ngắn hạn như sau:

Hcnh = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/Nợ ngắn hạn bình quân

Tỷ số khả năng trả nợ khác tỷ lệ thanh toán lãi vay ra sao?

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest coverage ratio) cho biết khả năng đảm bảo chi trả Lãi vay của doanh nghiệp. Đồng thời chỉ tiêu tài chính này cũng chỉ ra khả năng tài chính mà doanh nghiệp tạo ra để trang trải cho chi phí vay vốn trong sản xuất kinh doanh. Tỉ lệ khả năng thanh toán lãi vay là tỷ lệ nợ và tỷ suất sinh lời được sử dụng để xác định khả năng mà một công ty có thể trả lãi cho khoản tồn đọng của mình.

Tỉ lệ khả năng thanh toán lãi vay có thể được tính bằng cách chia thu nhập của công ty trước lãi suất và thuế (Earnings before interest and taxes – EBIT) trong một khoảng thời gian nhất định cho các khoản thanh toán lãi của công ty đáo hạn trong cùng thời gian.

Tỷ số khả năng trả nợ khác biệt so với tỷ lệ thanh toán lãi vay
Tỷ số khả năng trả nợ khác biệt so với tỷ lệ thanh toán lãi vay

Chỉ số khả năng trả nợ mang tính toàn diện hơn. Chỉ số này đánh giá khả năng của một công ty đáp ứng các khoản thanh toán nợ gốc và lãi tối thiểu, trong một thời gian nhất định. rong cả hai trường hợp, một công ty có tỉ lệ dưới 1 không tạo ra đủ thu nhập để trang trải chi phí nợ tối thiểu.

Về mặt quản lý kinh doanh hoặc đầu tư, điều này thể hiện rủi ro vì nếu trong một khoảng thời gian ngắn mà thu nhập thấp hơn mức trung bình, cũng có thể gây ra thảm họa.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến tỷ số khả năng trả nợ cũng như các cách đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp một cách chính xác nhất. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến nhiều thông tin hữu ích với bạn và giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình đánh giá khả năng chi trả của khách hàng vay vốn nhé.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Nguồn bài viết: Tỷ số khả năng trả nợ (DSCR) là gì? Ý nghĩa và cách tính



source https://taichinh24h.com.vn/dscr-ty-so-kha-nang-tra-no/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Cach giao dich ra sao?