Thẻ ngân hàng là gì? Các loại thẻ ngân hàng phổ biến hiện nay
Thẻ ngân hàng là một trong những phương tiện thanh toán vô cùng tiện lợi và an toàn. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về các loại thẻ ngân hàng phổ biến nhất hiện nay.
Thẻ ngân hàng là gì?
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán mà không dùng tiền mặt. Hình thức thẻ ngân hàng được ra đời ra đời từ phương thức mua bán hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc áp dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Thẻ ngân hàng do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thực hiện các chức năng như thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tài khoản của mình của mình hoặc hạn mức tín dụng đã được định trước.
Đặc điểm của các loại thẻ ngân hàng
Có 3 loại thẻ chính đó là: Thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng và thẻ trả trước. Mỗi loại thẻ lại có những tính năng sử dụng và đặc điểm khác nhau như sau:
Thẻ tín dụng (Credit Card)
Thẻ tín dụng thường được dùng để thanh toán khi không dùng tiền mặt. Đặc biệt, thẻ này cho phép người dùng có thể chi trả trước và trả tiền lại cho ngân hàng hoặc tổ chức phát hành thẻ vào cuối tháng.
Đơn vị phát hành thẻ sẽ cung cấp cho chủ thẻ một hạn mức chi tiêu nhất định. Bạn sử dụng hạn mức đó để rút tiền hoặc thanh toán các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ tại các điểm máy POS hoặc thanh toán khi mua hàng online.
Chủ thẻ không phải nạp tiền vào thẻ tín dụng vì thực chất chủ thẻ đang vay tiền để tiêu dùng được ngân hàng cung cấp thông qua nó. Do đó, chỉ những người có thu nhập hay có thể chứng minh được khả năng trả được nợ cho ngân hàng thì mới có thể làm thẻ này.
Xem thêm: nên làm thẻ tín dụng ngân hàng nào?
Thẻ ghi nợ (Debit Card)
Thẻ ghi nợ do ngân hàng cung cấp luôn kèm theo khi mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, cho phép chủ thẻ có thể sử dụng số tiền họ có trong tài khoản để thanh toán, chuyển khoản, rút tiền tại ATM hay thực hiện những giao dịch tài chính khác trong phạm vi số dư tài khoản của chủ thẻ.
Nếu như với thẻ tín dụng chủ thẻ có thể mua sắm hàng hóa ngay cả khi không có tiền trong tài khoản, thì với thẻ ghi nợ chủ thẻ chỉ có thể mua sắm nếu có tiền trong tài khoản.
Khi sử dụng loại thẻ này thì chủ thẻ sẽ không phải lo lắng về thời hạn thanh toán cũng như lãi suất và các loại phí phạt giống như thẻ tín dụng, nhưng thường thì sẽ không có nhiều ưu đãi.
Thẻ trả trước (Thẻ prepaid)
Bạn không cần phải mở tài khoản ngân hàng để làm thẻ trả trước, đặc biệt bạn có thể dễ dàng mua thẻ này tại chi nhánh ngân hàng mà không cần có CMND.
Bạn chỉ cần nạp tiền vào thẻ này để thanh toán chi tiêu, số tiền trong thẻ cũng chính là giới hạn chi tiêu của bạn vì vậy thẻ thường được ví như SIM điện thoại.
Thẻ trả trước được chia thành 2 loại đó là thẻ định danh và thẻ không định danh. Trong đó thẻ định danh có đầy đủ tất cả các thông tin của chủ thẻ và có thể rút tiền mặt tại ATM còn với thẻ không định danh thì bạn không thể rút tiền tại ATM nhưng có thể mua thẻ mà không cần xuất trình CMND.
Các loại thẻ ngân hàng hiện nay
Hiện nay các ngân hàng đã cho ra mắt nhiều sản phẩm thẻ khác nhau đáp ứng nhu cầu sử dụng của các đối tượng khách hàng khác nhau. Tùy vào các đặc điểm mà chúng ta có thể phân loại thẻ ngân hàng theo các cách sau:
Phân biệt thẻ ngân hàng theo phạm vi sử dụng
Tùy theo phạm vi sử dụng của thẻ ngân hàng mà được chia làm 2 loại chính là thẻ nội địa và thẻ quốc tế.
Thẻ nội địa
- Phạm vi sử dụng ở trong nước.
- Có thể rút tiền tại các cây ATM ở trong nước.
- Chỉ mua sắm được trên các ứng dụng và website ở Việt Nam.
- Phí dịch vụ tương đối rẻ.
Thẻ quốc tế
- Phạm vi sử dụng ở cả trong nước và quốc tế
- Có thể rút tiền tại tất cả các cây ATM trên toàn thế giới.
- Dễ dàng thanh toán mua sắm trên các website trong nước và quốc tế.
- Thẻ phổ biến là: Thẻ tín dụng (credit card), ghi nợ (debit card) và thẻ trả trước (prepaid card).
- Tên các loại thẻ thông dụng đó là: JCB, American Express, Visa, Master, Western Union, …
- Phí dịch vụ tương đối cao, cao hơn hẳn so với thẻ nội địa.
Phân loại thẻ ngân hàng theo kỹ thuật
Theo kỹ thuật thì thẻ ngân hàng sẽ được phân ra thành 2 loại là: thẻ từ hoặc thẻ chip.
Thẻ từ
- Loại: Chỉ có một loại duy nhất.
- Cấu trúc bên ngoài: Thẻ được làm bằng chất liệu nhựa và có băng từ ở mặt đằng sau.
- Lưu trữ: Lưu thông tin trực tiếp ở trên băng từ.
- Độ bền: Thấp vì băng từ rất dễ bị trầy xước.
- Lượng thông tin được lưu trữ: ít.
- Mức độ an toàn: thấp vì băng từ thường dễ bị làm giả.
Thẻ chip
- Loại: Có 3 loại đó là thẻ chip tiếp xúc, thẻ chip phi tiếp xúc và thẻ chip giao diện kép
- Cấu trúc bên ngoài: Được tích hợp con chip mặt trước thẻ và phần băng từ mặt sau thẻ
- Lưu thông tin: Ở cả trên cả băng từ và chip
- Lượng lưu trữ: Tương đối cao cao vì lưu trữ trên chip có thể ghi đè được
- Lượng thông tin được lưu trữ: nhiều
- Mức độ an toàn: Cao bởi các thông tin được lưu trữ trên cả chip và băng từ với độ mã hóa rất tốt.
Phân loại theo tính chất của thẻ
Theo tính chất vật lý của thẻ thì có thể phân loại thẻ ngân hàng thành 2 loại là thẻ ghi nợ nội địa và thẻ tín dụng như sau:
- Thẻ ghi nợ nội địa: Đây là loại thẻ phải có tiền sẵn trong tài khoản thì mới thực hiện giao dịch được bao gồm thẻ ghi nợ nội địa (Debit card), thẻ ATM nội địa và thẻ trả trước (Prepaid card).
- Thẻ tín dụng: Đây là loại thẻ chi tiêu trước trong hạn mức nhất định và trả tiền sau theo một thời gian trên sao kê. Thẻ này trong tiếng Anh là Credit card.
Phân loại theo tổ chức phát hành
Các loại thẻ ngân hàng sẽ được chia ra làm 2 loại là thẻ do ngân hàng phát hành và thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành.
- Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank card): Đây là những loại thẻ được các ngân hàng của Việt Nam trực tiếp phát hành.
- Thẻ do các tổ chức phi ngân hàng phát hành: Đây là các loại thẻ được phát hành từ các tổ chức như Mastercard, thẻ Visa, EuroPay, JCB, …
Phân biệt thẻ ngân hàng theo hạn mức của thẻ
Ngoài các cách phân loại trên thì thẻ ngân hàng còn được phân loại thành thẻ chuẩn (Classic), thẻ vàng (Gold) và thẻ bạch kim (Platinum) tùy thuộc với mức thu nhập cũng như sự uy tín của chủ thẻ.
- Thẻ hạng chuẩn (Classic): Có hạn mức tín dụng từ 10 đến tối đa 50 triệu đồng.
- Thẻ hạng vàng (Gold): Có hạn mức tín dụng trên 50 triệu đồng.
- Thẻ hạng bạch kim (Platinum): Hạn mức có thể lên đến hàng trăm triệu đồng.
Cách làm thẻ ngân hàng online đơn giản
Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cho phép khách hàng làm thẻ online qua các ứng dụng hoặc website trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn hẳn so với việc khách hàng phải đến phòng giao dịch để làm thẻ.
Để đăng ký thẻ ngân hàng online thì bạn chỉ cần thực hiện các bước cơ bản sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web của ngân hàng bạn muốn làm thẻ.
- Bước 2: Chọn đến mục đăng ký mở tài khoản.
- Bước 3: Tiến hành nhập đầy đủ các thông tin của biểu mẫu như: Họ và tên, địa chỉ, ngày sinh, nơi thường trú, hộ khẩu số CMND/Hộ chiếu, email…
- Bước 4: Sau khi hoàn tất, ngân hàng sẽ gọi điện cho bạn để hướng dẫn xác minh thông tin cũng như là cách nhận thẻ.
Một số lưu ý khi sử dụng thẻ ngân hàng
Để sử dụng thẻ ATM ngân hàng an toàn và hiệu quả thì chủ thẻ cần lưu ý một số điều cơ bản như sau:
Nguyên tắc khi sử dụng thẻ
- Kiểm tra tính chính xác của các thông tin khi nhận thẻ như: Tên chủ thẻ, số thẻ, ngày thẻ có hiệu lực, ngày hết hạn,… .
- Đổi mã PIN ngay sau khi nhận thẻ ghi nợ.
- Chủ thẻ nên đặt mã PIN không liên quan đến các thông tin cá nhân như năm sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD,…
- Không ghi mã PIN trên thẻ ngân hàng và không chia sẻ mã PIN mới với những người khác.
- Đăng ký dịch vụ Internet Banking/Mobile Banking để dễ dàng theo dõi và kiểm tra những biến động có liên quan đến tài khoản cá nhân, hạn mức thẻ.
Cách bảo quản đúng cách
- Phải bảo quản thẻ ngân hàng cẩn thận, không được gấp thẻ hay cắt nhỏ thẻ.
- Không nên để thẻ ngân hàng gần những thiết bị điện tử có khả năng phát sóng hoặc có từ tính mạnh.
- Băng từ màu đen ở mặt sau của thẻ phải nguyên vẹn để tránh bị mất dữ liệu thẻ.
Khi giao dịch tại cây ATM
- Khi nhập mã pin của thẻ trên cây ATM thì bạn hãy lấy tay che mã PIN để tránh người khác nhìn thấy.
- Nếu phát hiện có các thiết bị lạ hoặc dấu hiệu bất thường tại vị trí khe đọc thẻ, khe nhận tiền, bàn phím,…thì bạn phải ngừng giao dịch và thông báo ngay cho ngân hàng để ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời.
- Để đảm bảo an toàn thì tốt nhất bạn nên đổi mã PIN thường xuyên.
Khi thanh toán bằng thẻ ngân hàng
- Bạn cần phải đảm bảo tất cả giao dịch bằng thẻ phải được tiến hành trước mắt bạn và chỉ đồng ý ký nhận thanh toán khi đã kiểm tra kỹ tất cả thông tin trên hóa đơn.
- Nên giữ lại hóa đơn thanh toán hoặc tất cả các chứng từ có liên quan để phòng trường hợp cần đối chiếu hoặc khiếu nại nếu như phát hiện có sai sót.
Thanh toán qua trực tuyến
- Thanh toán ở những trang web hoặc ứng dụng uy tín, hợp pháp nhằm phòng trừ trường hợp bị đánh cắp dữ liệu.
- Chỉ thanh toán trực tuyến khi cần và cần phải đăng xuất ngay sau khi hoàn tất giao dịch.
Bị mất thẻ cần làm gì?
Nếu như bạn bị mất thẻ ngân hàng thì hãy đến ngay phòng giao dịch gần nhất hoặc gọi điện vào số hotline của ngân hàng đã phát hành thẻ cho bạn để yêu cầu khóa thẻ khẩn cấp.
Kết luận
Trên đây là chia sẻ về các loại thẻ ngân hàng phổ biến nhất chúng tôi hy vọng đã giúp bạn những thông tin cần thiết để sử dụng thẻ ngân hàng hiệu quả và an toàn.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn
Nguồn bài viết: Thẻ ngân hàng là gì? Các loại thẻ ngân hàng phổ biến hiện nay
source https://taichinh24h.com.vn/cac-loai-the-ngan-hang/
Nhận xét
Đăng nhận xét