Thương mại công bằng (Fair trade) là gì? Nguyên tắc và nhiệm vụ

Fair trade là gì? Thương mại công bằng – fair trade đóng vai trò cũng như đảm nhiệm nhiệm vụ gì trong cuộc chiến thương mại. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài chia sẻ tổng hợp dưới đây.

Thương mại công bằng (Fair trade) là gì?

Thương mại công bằng trong tiếng Anh là Fair trade chính là chiến lược nhằm giảm nghèo và phát triển bền vững thông qua việc thức đẩy sự công bằng trong thương mại. Đây chính là sự hợp tác thông qua sự đối thoại, minh bạch, sự tôn trọng với con người và môi trường tự nhiên.

Thương mại công bằng là gì?
Thương mại công bằng là gì?

Thương mại công bằng có một cam kết rõ ràng làm nòng cốt. Họ ủng hộ sự công bằng trong tiêu dùng, họ hỗ trợ các nhà sản xuất nâng cao nhận thức và vận động sự thay đổi quy tắc của thương mại quốc tế thông thường.

Vai trò của Fair trade

Fair trade – thương mại công bằng góp phần chính vào sự phát triển bền vững bằng các đề xuất ra những điều kiện thương mại lành mạnh hơn. Điều kiện này phải đảm bảo quyền lợi của các nhà sản xuất và công nhân. Đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển về mặt xã hội, kinh tế và môi trường.

Thương mại công bằng là một trong những mối quan hệ của nhiều đối tác bởi được hoạt động dựa trên việc đối thoại, minh bạch cũng như tôn trọng quyền lợi lẫn nhau.

Thông qua thương mại công bằng, người tiêu dùng sẽ nhận biết được các vấn đề tác động lên mức thu nhập chính của người sản xuất. Từ đó thúc đẩy nhận thức của công chúng, tuyên truyền về sự thiếu công bằng thông qua những giao dịch hợp lý giữa các lao động nghèo với doanh nghiệp.

Vì sao lại cần thương mại công bằng?

Không phải tất cả các giao dịch thương mại đều công bằng, nên việc xây dựng thương mại công bằng sẽ giúp:

  • Người tiêu dùng có thể biết và có thể tham gia ảnh hưởng tới mức thu nhập thỏa đáng cho người sản xuất. Bởi nếu không biết về thương mại công bằng thì những người nông dân, công dân – người đứng đầu chuỗi sản xuất – sẽ luôn phải chịu mức giá và mức lương thấp.
  • Người sản xuất có thể có điều kiện và thỏa thuận tốt hơn. Do khi có thương mại công bằng, quyền lực và lợi ích sẽ được xếp ngang hàng. Những bất công trong chuỗi thương mại sẽ không xảy ra.
  • Phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng qua hệ thống nhãn hàng chính là kết quả khi thực hiện được thương mại công bằng. Điều này sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với cách quản lý hiện tại. Việc quản lý theo chuỗi cũng được điều hành dễ dàng hơn.

Những công việc cụ thể của Fair trade

Khi đã hiểu được fair trade là gì thì bạn cũng cần phải nắm bắt được công việc cụ thể của thương mại công bằng. Cụ thể như sau:

Fair trade đặt ra các tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn do Fair trade đặt ra cần phải liên quan mật thiết tới tiêu chuẩn xã hội, kinh tế và môi trường. Các giá cả chi trả cho Fair Trade sẽ được đầu tư sang cho công ty hay doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích cộng đồng.

Fair trade cấp phép về chứng nhận sản phẩm

Fair trade sử dụng dấu trên tất cả các bao bì và sản phẩm để chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo đúng tiêu chuẩn do nông dân, công nhân và các công ty đồng thuận. Các công ty có thể chọn chỉ cung cấp 1 phần theo các điều khoản của Fairtrade cho phạ vi của họ, trong trường hợp đó các sản phẩm có thể mang Dấu hiệu FAIRTRADE.

Chứng chỉ thương mại công bằng
Chứng chỉ thương mại công bằng

Fairtrade làm việc với các doanh nghiệp

Fair trade chỉ làm việc với các chương trình có sử các giá trị của Fair trade, đáp ứng đúng nhiệm vụ và hoạt động của Fairtrade. Tất cả các chương trình của công ty, doanh nghiệp sẽ phải được thẩm định kỹ càng. Đảm bảo rằng nông dân và công nhân được chi trả hợp lý. Từ đó mới có thể thúc đẩy các tổ chức sản xuất mạnh mẽ, hưng thịnh.

Thương mại công bằng cũng cho phép người nông dân, công nhân ra quyết định sự phát triển cộng đồng và kinh doanh. Như vậy việc kết nối và nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng được cải thiện đáng kể.

Chính phủ vận động hành lang Fairtrade

Fair trade cũng được chính phủ hỗ trợ để xây dựng các thỏa thuận thương mại với nông dân ở các nước đang phát triển thuận lợi hơn.

Fairtrade làm việc trực tiếp với nông dân và công nhân

Fair trade sẽ làm việc trực tiếp với nông dân và công dân bởi chỉ có làm vậy mới giúp họ cải thiện và đảm bảo được sự công bằng trong công việc. Những người làm việc trực tiếp với nông dân và công nhân đều phải được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp để có thể liên hệ, làm việc trực tiếp được.

Fairtrade thúc đẩy nhận thức với công chúng

Fair trade tuyên truyền nhận thức về sự thiếu công bằng trong các giao dịch lao động của người dân, người lao động. Cần phải giúp họ nhận thức được quyền lợi của mình khi tham gia lao động. Để từ đó hỗ trợ nâng cao mức thu nhập về đúng giá so với mức lao động thực sự.

Nguyên tắc thương mại công bằng
Nguyên tắc thương mại công bằng

10 nguyên tắc của tổ chức thương mại công bằng thế giới

Tạo ra cơ hội cho những người sản xuất nhỏ bị thiệt thòi

Giảm đói nghèo thông qua kinh doanh là mục tiêu quan trọng nhất. Các tổ chức hỗ trợ các nhà sản xuất nhỏ có nhiều thiệt thòi, vận động họ nhận thức để chuyển đổi từ tình trạng nghèo đói và không đảm bảo về thu nhập sang tình trạng độc lập về kinh tế và sở hữu.

Thông tin công khai và minh bạch

Tổ chức phải luôn công khai về các vấn đề quản trị và các mối quan hệ thương mại. Cần phải minh bạch đối với tất cả các đối tác liên quan, tôn trọng tính nhạy cảm và tính bảo mật về các thông tin thương mại được cung cấp. Đồng thời cần phải tìm cách để người lao động có cơ hội tham gia vào quá trình đưa ra quyết định.

Hành vi trong kinh doanh

Cần đảm bảo các vấn đề xã hội, kinh tế, môi trường lành mạnh cho các nhà sản xuất nhỏ, để họ có thể tối ưu hóa lợi nhuận. Đồng thời tổ chức phải có trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong việc cam kết, đảm bảo thời gian giao nhận và kỹ thuật của hàng hóa.

Công bằng thanh toán

Các bên cần phải tiến hành thỏa thuận 1 mức giá nhất định và đảm bảo thanh toán công bằng cho nhà sản xuất và phù hợp với thị trường. Cần phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, thanh toán bình đẳng cho lao động nữ và lao động nam.

Không sử dụng lao động trẻ em và lao động bị ép buộc

Phải tôn trọng Hiệp định của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và pháp luật của quốc gia/địa phương về lao động trẻ em. Không được sử dụng vũ lực để ép buộc lao động hay bắt công nhân phải lao động thêm tại nhà.

Không phân biệt đối xử, đảm bảo bình đẳng giới và tự do hiệp hội

Không được phân biệt đối xử trong thuê mướn, trả công, đào tạo, tăng chức, thôi việc, nghỉ hưu dựa trên sự khác biệt về chủng tộc, đẳng cấp, nguồn gốc,quan điểm chính trị, tình trạng HIV/AIDS,…

Đảm bảo điều kiện việc làm

Tổ chức phải cung cấp môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động. Cần tuân thủ luật pháp quốc gia, địa phương và Hiệp định ILO về sức khỏe và an toàn lao động.
Khả năng phát triển quy mô sản xuất và năng lực của người sản xuất

Cần phải nắm bắt kỹ năng và năng lực của người lao động để giúp đỡ những nhà sản xuất nhỏ cố gắng triển khai mở rộng sản xuất.
Đảm bảo đạo đức công bằng trong thương mại

Nâng cao nhận thức về mục tiêu của Fair Trade và sự cần thiết phải có công bằng trong thương mại. Cần nắm bắt các thông tin cần nhanh chóng và có phương pháp quảng cáo, tiếp thị trung thực.

Bảo vệ môi trường

Tối ưu hóa khả năng sản xuất và bảo vệ môi trường là điều đặc biệt phải lưu tâm. Cần tìm các phương pháp nhằm giảm ảnh hưởng của rác thải đối với môi trường. Hoặc sử dụng nguyên liệu thô có nguồn gốc quản lý bền vững, ít ảnh hưởng nhất tới môi trường.

Kết luận

Như vậy chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Fair trade là gì cũng như vai trò và nhiệm vụ của Fair trade. Nếu bạn còn các thắc mắc, băn khoăn liên quan tới vấn đề này có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ.

Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn

Nguồn bài viết: Thương mại công bằng (Fair trade) là gì? Nguyên tắc và nhiệm vụ



source https://taichinh24h.com.vn/thuong-mai-cong-bang-fair-trade/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Cach giao dich ra sao?