Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì? Khác Kinh tế vi mô ra sao?
Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là một môn được giảng dạy phổ biến tại các trường đại học thuộc khối kinh tế. Thông qua môn học này bạn sẽ biết được cách phân tích, nghiên cứu hoặc lựa chọn vấn đề kinh tế tổng thể. Từ đó có sự hiểu biết hơn về cách hoạt động của cả một nền kinh tế trong và ngoài nước.
Vậy Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì? Và có sự khác biệt gì với kinh tế vi mô (Microeconomics)? Sự tác động của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán ra sao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì?
Kinh tế học vĩ mô hay là kinh tế tầm lớn (Macroeconomics), là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô là hai lĩnh vực bao quát nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty, hộ gia đình và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỷ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.
Ngành học này được chia thành 2 khu vực nghiên cứu riêng cụ thể như sau:
- Chu kỳ kinh tế: Phân tích, nghiên cứu các nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đến tình hình tăng trưởng của một quốc gia nào đó.
- Nghiên cứu những yếu tố tác động và yếu tố quyết định để nền kinh tế có thể tăng trưởng bền vững.
Bản chất của kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì?
Kinh tế vĩ mô nghiên cứu rộng hơn về tổng sản phẩm quốc dân, công ăn việc làm, lạm phát, thất nghiệp, đầu tư, tiết kiệm… Ngoài ra kinh tế vĩ mô còn nghiên cứu sự tương tác giữa các khía cạnh của nền kinh tế quốc dân. Chẳng hạn nó nghiên cứu sự tương tác giữa sự đầu tư vốn với tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân.
So sánh kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô
Kinh tế vi mô (microeconomics) là ngành của kinh tế học quan tâm nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng như quá trình xác định giá và lượng của các đầu vào nhân tố và sản phẩm trong các thị trường cụ thể. Trong phân tích kinh tế vĩ mô, người ta nghiên cứu cách thức phân bổ nguồn lực kinh tế khan hiếm cho các mục đích sử dụng khác nhau và tìm cách phát hiện những yếu tố chiến lược, quyết định việc sử dụng nguồn lực một cách có hiệu quả.
Giống nhau
Mặc dù kinh tế học vi mô và vĩ mô đều nghiên cứu kinh tế trên những góc độ khác nhau nhưng đều là những bộ phận quan trọng tạo nên ngành kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau. Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về kinh tế thì nền kinh tế sẽ bất ổn định và không thể phát triển được.
Khác nhau
Đầu tiên: Kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của từng cá thể, từng doanh nghiệp. Còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu những vấn đề về sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
Thứ 2: Kinh tế vi mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của từng cá nhân, từng doanh nghiệp. Còn kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả một quốc gia.
Thứ 3: Phạm vi nghiên cứu của kinh tế vi mô là Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường; Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng; Lý thuyết về hành vi của người sản xuất; Cấu trúc thị trường; Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động – vốn – Tài nguyên; Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường; Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế; Các lý luận về thất bại thị trường;… Còn phạm vi nghiên cứu kinh tế vĩ mô là Tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, …
Thứ 4: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của kinh tế vi mô là Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp so sánh tĩnh; Phương pháp phân tích cận biên, …. Còn phương pháp nghiên cứu của kinh tế vĩ mô là sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng
Thứ 5: Kinh tế vi mô hữu ích trong việc xác định giá của một sản phẩm cùng với giá của các yếu tố sản xuất (nguồn lao động, đất đai, nguồn vốn, doanh nghiệp, … trong nền kinh tế. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô giúp Duy trì ổn định ở mức giá chung và giải quyết các vấn đề chính của nền kinh tế như: lạm phát, giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp và đói nghèo nói chung.
Cuối cùng: Kinh tế vi mô lí giải cách thức các doanh nghiệp và các cá nhân đưa ra các quyết định về kinh tế. Còn kinh tế vĩ mô tìm hiểu để cải thiện kết quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mối quan hệ giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô
Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tuy khác nhau về bản chất nhưng đều là những nội dung quan trọng của kinh tế học, không thể chia cắt nhau, mà bổ sung cho nhau, tạo thành hệ thống kiến thức của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
Thực tiễn đã chứng minh kết quả của kinh tế vĩ mô phụ thuộc vào các hành vi của kinh tế vi mô. Nền kinh tế muốn phát triển phải phụ thuộc vào sự phát triển của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế, ngược lại hành vi của các doanh nghiệp, các tế bào kinh tế chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của kinh tế vĩ mô.
Sự tác động của kinh tế vĩ mô đến thị trường chứng khoán
Kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của thị trường chứng khoán. hông qua các chỉ số quan trọng sẽ giúp bạn hiểu hơn sự tác động này. Đa phần các chỉ số kinh tế vĩ mô đều được cơ quan chính phủ của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nào đó đưa ra ở một thời điểm cố định. Hiểu và sử dụng đúng cách sẽ giúp các chuyên gia phân tích kỹ thuật có cái nhìn khách quan hơn để đầu tư chứng khoán hiệu quả.
Ngoài ra, việc dựa vào tầm nhìn kinh tế vĩ mô của các chuyên gia dự đoán cũng giúp các nhà đầu tư có thêm thông tin trước khi quyết định đầu tư như thế nào cho hợp lý. Dù chỉ mang tính chất tham khảo nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất định.
Chỉ số GDP – Tổng sản phẩm quốc nội
Chỉ số GDP – là một trong những chỉ số quan trọng nhất của nền kinh tế vĩ mô và chỉ số này ảnh hưởng cực kỳ mạnh đến sự thay đổi của thị trường chứng khoán. Có 3 cách tính GDP thông dụng là:
- Phương pháp chi tiêu
- Phương pháp giá trị gia tăng
- Phương pháp thu nhập.
Tốc độ tăng trưởng GDP cao sẽ làm tăng số lượng doanh nghiệp trong nước từ đó tạo ra công ăn việc làm cho cả một nền kinh tế. GDP tăng trưởng cũng đồng nghĩa đến các thị trường chứng khoán có sự phát triển nhanh cả về chất và lượng. Minh chứng rõ nhất chính là các phiên giao dịch Forex được thực hiện liên tục và tăng nhanh.
Dịch vụ tài chính phát triển dựa vào nhu cầu sử dụng của các công ty, doanh nghiệp cần vốn để phát triển. Đây là quan hệ tương sinh do tăng trưởng kinh tế tạo ra. Kinh tế tăng trưởng tốt là cơ hội hấp dẫn để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước của một quốc gia nào đó. Giúp nâng cao sự năng động để thị trường phát triển bền vững.
Trường hợp tăng trưởng GDP quá mức sẽ khiến nguy cơ khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng thị trường chứng khoán xảy ra.
Chỉ số lạm phát trong kinh tế vĩ mô
Lạm phát được hiểu đơn giản là sự gia tăng mức giá chung. Trong đó được chia thành lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia và ảnh hưởng đến phạm vi nền kinh tế sử dụng chung loại tiền tệ đó. Thị trường tài chính ảnh hưởng như thế nào bởi lạm phát?
Nếu lạm phát tăng cao có nghĩa là các chi phí sản xuất của doanh nghiệp bị đẩy lên cao. Hàng hóa tăng lên trong khi thị trường cầu hàng hóa lại giảm xuống sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đồng nghĩa các nhà đầu tư sẽ không lựa chọn doanh nghiệp đó để đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Khi lạm phát tăng cao, các chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ được thực thi để kiềm chế. Lúc này lãi suất được nâng cao thông qua lạm phát khiến tìm trạng bán tháo trái phiếu diễn ra trên thị trường, doanh nghiệp càng thêm khó khăn khi không thể huy động vốn. Với cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ lựa chọn phương án rút vốn để gửi vào ngân hàng.
CPI – Chỉ số giá tiêu dùng
Chỉ số này dùng để phản ánh mức thay đổi tương đối của một mặt hàng cụ thể theo thời gian và chỉ mang tính chất tương đối. CPI trong kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán như sau:
- CPI tăng đồng nghĩa doanh nghiệp phải tăng thêm các chi phí đầu vào. Từ đó khiến lợi nhuận kinh doanh sụt giảm => Doanh nghiệp mất đi sức hút trên thị trường chứng khoán.
- CPI tăng buộc nhà nước phải thực thi chính sách tín dụng thắt chặt để ổn định. Dẫn đến các nhà đầu tư không thể tiếp cận với nguồn tín dụng => Giảm đầu tư chứng khoán.
- Lãi suất ngân hàng có thể tăng do CPI tăng cao, vì thế trở nên hấp dẫn hơn kinh doanh đầu tư chứng khoán => Dòng đầu tư thị trường chứng khoán bị thu hẹp.
Cung ứng tiền tệ
Trong kinh tế vĩ mô, cung ứng tiền tệ để chỉ lượng cung cấp tiền tệ vào nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của nền kinh tế đó.
Trường hợp chính sách cung ứng tiền tệ mở rộng sẽ làm gia tăng tiêu dùng hàng hoá và các tài sản tài chính. Chính sách này còn có tác dụng làm giảm lãi suất nền kinh tế và lãi suất chiết khấu của chứng khoán. Nhờ vậy những nhà đầu tư chứng khoán có thể gia tăng thu nhập hiệu quả.
Trường hợp chính sách tiền tệ thắt chặt: Chính sách này có tác động xấu đến thị trường chứng khoán bởi: Làm giảm giá chứng khoán do lãi suất chiết khấu tăng lên, làm giảm khả năng đầu tư chứng khoán của nhiều nhà đầu tư, tăng chi phí vận hành doanh nghiệp khiến lợi nhuận công ty giảm.
Tổng kết
Hy vọng bài viết này đã giúp mọi người hiểu hơn về ngành kinh tế vĩ mô. Đồng thời hiểu rõ hơn tác động của ngành kinh tế vĩ mô đối với thị trường chứng khoán là không hề nhỏ. Vì thế trước khi quyết định đầu tư, cần phải tìm hiểu và đánh giá những yếu tố của ngành kinh tế vĩ mô để mang lại hiệu quả đầu tư cao.
Thông tin được biên tập bởi: taichinh24h.com.vn
Nguồn bài viết: Kinh tế vĩ mô (Macroeconomics) là gì? Khác Kinh tế vi mô ra sao?
source https://taichinh24h.com.vn/kinh-te-vi-mo/
Nhận xét
Đăng nhận xét