Joint venture là gì? Ưu nhược điểm của hình thức liên doanh

Trong chuyên ngành kinh doanh – tài chính, mọi người thường rất hay dùng cụm từ “Joint venture” để trao đổi công việc với nhau. Vậy Joint venture là gì? Sau đây Tài Chính 24h giúp bạn có thể hiểu thuật ngữ này một cách chính xác nhất.

Joint venture là gì?

Joint venture được hiểu ở nghĩa Tiếng Việt đó là sự liên doanh. Đây là phương thức mà bất kỳ công ty nào đó muốn chia sẻ quyền lợi, quyền sở hữu cũng như nghĩa vụ của tổ chức mình với một đối tác cụ thể.

Hiểu theo nghĩa bao quát, một công ty được thành lập và sở hữu bởi hai pháp nhân độc lập trở lên để vận hành, quản lý. Ngoài ra, họ còn giúp tổ chức đó vận hành và đạt được những lợi ích về kinh tế… được gọi là Công ty liên doanh.

 

Joint Venture là gì
Joint Venture là gì?

Hiện nay, mỗi công ty lại có hình thức liên doanh khác nhau. Những hình thức liên doanh tiêu biểu như:

  • Liên doanh hội nhập phía trước: cùng nhau thỏa thuận, đầu tư và vận hành những dự án kinh doanh xuôi dòng. Giúp sản phẩm đó nhanh chóng hoàn thiện và đến tay người tiêu dùng trong thời gian sớm nhất.
  • Liên doanh hội nhập phía sau: trái với hình thức trên, ở hình thức này họ thường tập trung đến những quá trình sản xuất và khai thác tài nguyên thô ban đầu.
  • Liên doanh mua lại: là hình thức liên doanh mà các nguyên liệu đầu vào và/hoặc đầu ra đều được cung cấp bởi đối tác cụ thể.
  • Liên doanh đa giai đoạn: Là sự đa dạng chọn lựa hình thức liên doanh của các đối tác. Một công ty có thể liên doanh với nhiều đối tác cụ thể. Mỗi đối tác có thể chọn lựa liên doanh hội nhập phía trước hoặc hội nhập phía sau…

Những ưu nhược điểm của hình thức liên doanh

Ngoài những hiểu biết về Joint venture là gì? Chúng ta cũng nên biết về những ưu điểm, nhược điểm của hình thức này trong đời sống thực tế.

Ưu điểm của hình thức Joint venture là gì?

Đầu tiên, khi liên doanh thì các bên sẽ được chia sẻ lợi ích cũng như nghĩa vụ. Từ đó, giảm thiểu rủi ro nếu có bất trắc đối với công ty trong tương lai.

Sử dụng hình thức liên doanh để học hỏi thêm nhiều thị trường nội địa. Đây là một đà phát triển những hệ thống những chi nhánh sở hữu toàn bộ trong tương lai. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội tốt để công ty liên doanh thâm nhập thị trường bên ngoài.

Nhiều chính phủ yêu cầu các công ty nước ngoài phải có sự chia sẻ quyền lợi, nghĩa vụ với những công ty nội địa. Điều này sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh công bằng cho những công ty trong nước. Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội để các công ty học hỏi kinh nghiệm từ những công ty nước ngoài có tên tuổi, dáng vóc trên thị trường.

Nhược điểm của liên doanh là gì?

Ngoài những ưu điểm kể trên, hình thức liên doanh đôi khi cũng có những mặt hạn chế nhất định.

Đầu tiên, đó là sự tranh chấp quyền lợi giữa các bên với nhau. Nhất là công ty liên doanh nào có tỷ lệ cổ phần là 50:50. Mỗi bên đều có quyền hành là như nhau nên dễ dàng bất đồng quan điểm, khó đưa ra quyết định cuối cùng. Về lâu, về dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty, tổ chức đó.

Ngoài ra, việc khó kiểm soát với một công ty liên doanh cũng thường xuyên xảy ra. Những công ty nước ngoài thường lách luật theo tỷ lệ cổ phần 49:51 với công ty nội địa. Sau đó sẽ cổ phần hóa, biến công ty đó là công ty nước ngoài.

quản lý hoạt động liên doanh
Quản lý hoạt động liên doanh tránh những đe dọa, rủi do

Điều này rất nguy hại đối với các quốc gia có sự nhạy cảm về văn hóa, có sự quan trọng với an ninh, hạ tầng cơ sở quốc phòng… Do đó, những khoản lợi nhuận, phạm vi hoạt động… của những công ty này dễ dàng bị hạn chế bởi chính quyền địa phương. Trên cơ sở việc bảo vệ sự an toàn, an ninh khu vực.

Trên đây là những kiến thức khúc chiết nhất cho câu hỏi: Joint venture là gì? Mong rằng bạn đã nắm rõ được các hình thức liên doanh và những mặt thuận lợi, hạn chế của hình thức này trong cuộc sống hiện nay.

Nguồn bài viết: Joint venture là gì? Ưu nhược điểm của hình thức liên doanh



source https://taichinh24h.com.vn/joint-venture-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Mô hình hai đỉnh (Double Top) là gì? Cach giao dich ra sao?