Cẩm nang lần đầu đi vay: hồ sơ tín dụng gồm những gì?

Đối với lần đầu đi vay vốn ngân ngân hàng dù là hình thức tín chấp hay thế chấp… chắc chắn bạn sẽ không biết rằng hồ sơ tín dụng gồm những gì để chuẩn bị. Việc chuẩn bị tốt hồ sơ tín dụng đầy đủ sẽ giúp quá trình đăng ký và giải ngân khoản vay nhanh chóng hơn rất nhiều.

Hồ sơ tín dụng là gì?

Hồ sơ tín dụng là bộ hồ sơ ghi lại toàn bộ quá trình vay và trả nợ của khách hàng trong hiện tại và quá khứ. Do đó, có trong tay bộ hồ sơ tín dụng sẽ giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận những khoản vay vốn trong tương lai. Hồ sơ càng đẹp, độ uy tín càng cao, cơ hội tiếp cận các khoản vay cũng cao hơn đáng kể.

Hồ sơ tín dụng bao gồm những gì
Hồ sơ tín dụng bao gồm những gì

Hồ sơ tín dụng của công dân sẽ được thu thập và lưu trữ tại CIC. Bao gồm tất cả những thông tin như: quá trình trả nợ, số dư nợ, số nợ xấu… Đây là một nguồn thông tin tham khảo đầy uy tín cho các ngân hàng xét duyệt bất kỳ khoản vay vốn của bạn trong hiện tại và tương lai.

Hồ sơ tín dụng bao gồm những gì?

Đối với lần đầu đi vay, chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc rằng hồ sơ tín dụng bao gồm những gì? Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi bộ hồ sơ này sẽ là một yếu tố quyết định cho khoản vay của bạn được xét duyệt và giải ngân hay không.

Thông thường, hồ sơ tín dụng sẽ bao gồm những giấy tờ sau bạn cần chuẩn bị: hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ chứng minh thu nhập và hồ sơ giải ngân, kiểm tra sau này.

Hồ sơ pháp lý

Hồ sơ pháp lý bao gồm những giấy tờ liên quan đến thông tin cá nhân để trả lời cho ngân hàng câu hỏi: Bạn là ai? Thông thường, hồ sơ pháp lý bao gồm những:

  • CMND/Hộ chiếu (còn hạn) của người vay.
  • Bản công chức CMND/Hộ chiếu của vợ/chồng người đứng tên vay.
  • Bản công chứng giấy tờ liên quan đến tình trạng hôn nhân của hai người.
  • Bản công chứng sổ hộ khẩu/KT3 của người vay.

Hồ sơ vay vốn

Hồ sơ vay vốn để trả lời cho ngân hàng câu hỏi: bạn sử dụng khoản tiền được vay với mục đích là gì? Hồ sơ bao gồm: 

  • Đơn đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng cấp.
  • Bản công chứng hợp đồng đầu vào và giấy tờ của tài sản cần mua. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu vay: mua đất, sửa nhà, mua xe, tiêu dùng… mà sẽ có những giấy tờ khác nhau.
  • Bản gốc giấy tờ chứng minh phần vốn hiện đang có sẵn (nếu có).
  • Hóa đơn, biên lai giữa hai bên (nếu có).

Tất cả các thông tin trên sẽ được ngân hàng tra qua cổng thông tin CIC để xếp hạng tín dụng đối tượng vay vốn.

Hồ sơ chứng minh thu nhập

Để trả lời câu hỏi hồ sơ tín dụng gồm những gì mà không kể đến hồ sơ chứng minh thu nhập quả là thiếu sót. Đây là hồ sơ chứng minh cho ngân hàng thấy bạn có đủ nguồn thu nhập để thanh toán khoản nợ trong tương lai. Nó bao gồm:

  • Hợp đồng lao động có dấu xác nhận của Công ty.
  • Giấy xác nhận hệ số lương.
  • Sao kê lương 3 tháng gần đây có xác nhận của Công ty.
  • Bản công chứng hợp đồng cho thuê xe/nhà/đất.

Hồ sơ giải ngân và kiểm tra sau vay

Sau khi hồ sơ tín dụng của bạn được ngân hàng tiếp nhận và giải ngân, họ sẽ cung cấp cho bạn những giấy tờ như: hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, ủy nhiệm chi/giấy rút tiền… để bạn nhanh chóng tiếp cận được nguồn vốn.

Kể cả khi bạn đã nhận vốn vay thành công, ngân hàng cũng sẽ yêu cầu bạn cung cấp những thông tin sau vay như: biển bản mục đích sử dụng vốn, chứng từ chứng minh,… để chứng minh rằng đồng tiền vốn đã được bạn sử dụng đúng mục đích như khai báo ban đầu.

Giải ngân nhanh chóng
Đảm bảo hồ sơ tín dụng đầy đủ sẽ giúp giải ngân nhanh chóng

Vừa qua Tài chính 24h đã tổng hợp những câu trả lời cho câu hỏi hồ sơ tín dụng bao gồm những gì? Những giấy tờ này bạn có thể dễ dàng chuẩn bị tại nhà, giúp cho bộ hồ sơ hoàn thiện nhất có thể. Từ đó, tiết kiệm thời gian cho cả bạn và ngân hàng, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn vay như mong muốn.

Nguồn bài viết: Cẩm nang lần đầu đi vay: hồ sơ tín dụng gồm những gì?



source https://taichinh24h.com.vn/ho-so-tin-dung-gom-nhung-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chỉ số Dow Jones là gì? Bắt nguồn và phân loại chỉ số Dow Jones

Biểu đồ Pareto (Pareto chart) là gì? Ý nghĩa và cách lập biểu đồ

Nợ nhóm 2 là gì? Nợ xấu nhóm 2 bao nhiêu ngày thì xóa được?